644 GS và P.GS vừa được công nhận: "Lạm phát" hay không?
Ảnh: Văn Chung- VietNamnet |
Để chứng minh điều này, GS Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, dẫn chứng: “Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1628 GS và 9469 PGS, trong số đó có nhiều người đã mất và về hưu. Trong khi dân số nước ta hiện nay là 90 triệu người.
Theo thống kê năm 2013 của Bộ GDĐT, tổng số sinh viên ĐH là 1.730.000, số giảng viên ĐH là gần 74.630, trong đó có 4155 GS, PGS. Như vậy chỉ có xấp xỉ 1,2 GS hoặc PGS trên1 vạn dân (kể cả số GS, PGS đã mất hoặc nghỉ hưu), không quá 5,6% giáo viên ĐH là GS hoặc PGS. Trong khi đó, ví dụ ở CHLB Đức, số lượng và cả chất lượng GS cao hơn chúng ta nhiều: trong 1 vạn dân có 3 GS và cứ 59 sinh viên có 1 GS.Như vậy để thấy đội ngũ PGS, GS ở nước ta, đỉnh cao nhất của nhà giáo khá mỏng về số lượng và cả chất lượng chứ không phải đã đến mức “lạm phát” như ai đó nói”.
GS. Nhung cũng cho biết, từ khi Nghị định số 141/2013/ND-CP có hiệu lực và Chính phủ giao Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội Vụ hướng dẫn thi hành thì con số các TS, GS, PGS trong các trường ĐH được tăng lên đáng kể. “Đây là một chủ trương rất sáng suốt và kịp thời của Đảng và Chính Phủ để sử dụng tối đa lực lượng “nguyên khí quốc gia, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu giảng viên ĐH và thông lệ quốc tế, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT theo tinh thần Nghị quyết 29”, GS Nhung nói.
Trong năm 2014, ngay từ đầu có tất cả 822 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS và PGS, trong đó có 92 ứng viên GS và 730 ứng viên PGS. Năm 2014 con số ứng viên lớn hơn so với các năm trước vì năm nay hạn nộp hồ sơ được chậm lại bốn tháng do những nguyên nhân khách quan.
Qua quá trình xét truyển, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận 644 người với tổng cộng 59 GS và 585 P.GS mới năm 2014.