6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở người lớn tuổi

Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố không thể bỏ qua...

Lão hóa gây ra những thay đổi khác nhau trong cơ thể bạn, bao gồm mất cơ, suy giảm nhận thức nhẹ, giảm vị giác và khứu giác.

Những thay đổi này khiến người già khó thưởng thức đồ ăn hơn, hậu quả là làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, mất sức và gia tăng chấn thương. 

Bài viết xem xét các yếu tố y tế, xã hội và sinh lý ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người lớn tuổi.

Sự thèm ăn

Từ 15-30% người già giảm cảm giác thèm ăn. Giảm cảm giác ngon miệng khiến bạn khó có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để có sức khỏe tốt.

Sự thèm ăn có xu hướng giảm dần theo tuổi tác vì nhiều lý do, bao gồm những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa, hormone và cảm xúc.

Ngoài ra, người lớn tuổi có xu hướng béo hơn, càng làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Điều này rất quan trọng, quyết định xu hướng lựa chọn thực phẩm thích hợp.

Sức khỏe răng miệng 

Lão hóa thường đi kèm với sự suy giảm sức khỏe răng miệng nói chung, chủ yếu là do chăm sóc răng miệng kém hoặc hạn chế về tài chính khiến các dịch vụ nha khoa không thể thực hiện được.

Mất răng có thể khiến việc nhai một số loại thực phẩm như thịt, rau và quả hạch trở nên khó khăn. Răng giả lỏng lẻo và loét miệng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và dẫn đến giảm lượng thức ăn có thể tiêu thụ.

Các vấn đề về ăn nhai ở người cao tuổi có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng kém, suy nhược và nguy cơ tử vong cao hơn. Do đó, việc thăm khám và đánh răng thường xuyên, cũng như vệ sinh răng miệng tốt tại nhà, là điều cần thiết để có chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Sự trao đổi chất

Khi già đi, cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc hấp thụ hoặc sản xuất một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin D.

Có tới 30% người lớn tuổi mắc một chứng bệnh gọi là viêm teo dạ dày, làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn. Viêm teo dạ dày cũng làm giảm sản xuất axit dạ dày của cơ thể, trong khi axit này cần thiết để hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn.

Khả năng hấp thụ vitamin D 

Thận của bạn giúp chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt để cơ thể bạn sử dụng. Tuy nhiên, chức năng thận có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.

Lão hóa cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời của cơ thể. Ví dụ, so với những người trẻ tuổi, người lớn tuổi hấp thụ ít hơn 50% lượng vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Chứng trầm cảm 

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, nhưng nó có xu hướng phổ biến hơn sau 30 tuổi. Những người trung niên trở lên đặc biệt dễ bị trầm cảm do thu nhập thấp, thiếu sự hỗ trợ và giao tiếp xã hội, hưu trí và các bệnh mãn tính.

Trầm cảm ở người cao tuổi có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng và bệnh tật. Vì vậy, trầm cảm là một yếu tố dự đoán rõ ràng về tình trạng dinh dưỡng ở người lớn tuổi và được coi là một yếu tố nguy cơ chính gây giảm cân không chủ ý và suy dinh dưỡng.

Khả năng nếm và ngửi

Khả năng nếm và ngửi thức ăn là một phần quan trọng của sự ngon miệng và dinh dưỡng. Tuy nhiên, người lớn tuổi có ít nụ vị giác hơn so với những người trẻ tuổi và khứu giác của họ cũng giảm dần theo tuổi tác.

Những thay đổi này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thèm ăn, thay đổi thói quen ăn uống và ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng chung. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến các giác quan do làm thay đổi mùi vị của thức ăn.

Chúng có thể khiến thực phẩm có vị đắng hoặc vị kim loại, khiến những thực phẩm khác có vị ngọt hoặc mặn hơn bình thường. Cần lưu ý, việc ngậm bạc hà, nhai kẹo cao su và hương liệu thảo mộc, gia vị, đường, chanh và nước sốt có thể làm giảm bớt những thay đổi về vị và mùi .

Nhìn chung, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người lớn tuổi là rất quan trọng để duy trì sức khỏe, sự độc lập về trong sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, việc nhận biết những yếu tố này và can thiệp khi cần thiết là chìa khóa để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe khi chúng ta già đi .

Hạ Thảo

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !