5 quý ông "đấu" 1 quý bà: Ai sẽ trở thành Tổng thống Pháp?
Các ứng viên Tổng thống Pháp |
Ngày 23/4 này, trong vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ chứng kiến sự cạnh tranh của 11 ứng cử viên, tuy nhiên chỉ có sáu người được coi là gương mặt nổi bật. Sáu ứng cử viên-mỗi người có đường lối chính trị khác nhau. Trong các cuộc tranh luận về cơ bản các ứng cử viên đều xoay quanh các chủ đề như di trú, quan hệ với Nga, vấn đề tiết kiệm ngân sách, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và di sản chính trị của vị Tổng thống không được lòng dân –thành viên Đảng xã hội François Hollande.
Emmanuel Macron, cựu Bộ trưởng kinh tế dưới thời ông Hollande |
Emmanuel Macron, cựu Bộ trưởng kinh tế dưới thời ông Hollande
Cựu Bộ trưởng Kinh tế của chính quyền Tổng thống Hollande, Emmanuel Macron tham gia cuộc bầu cử với tư cách là ứng cử viên trung dung (ông tự coi mình đồng thời vừa là cánh tả vừa là cánh hữu). Dù thể hiện không còn liên quan đến chính sách của đương kim Tổng thống, nhưng ông ít nhiều cũng ủng hộ việc duy trì định hướng cơ bản trong chính sách của ông Hollande.
Theo ông Makron, để đổi mới nước Pháp phải vượt qua được bộ khung cũ: ông không muốn bất kỳ bộ trưởng nào của nội các hiện tại có mặt trong chính phủ tương lai. Nhưng chương trình biện pháp của ông Makron ít khác biệt so với những gì ông Hollande đã thực thi. Giống như cựu lãnh đạo của mình, cựu bộ trưởng ủng hộ tiếp tục duy trì tuần làm việc 35 tiếng, tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực giáo dục, tiết kiệm ngân sách và cải cách lao động. Ứng cử viên trung dung Macron cũng nồng nhiệt ủng hộ hội nhập châu Âu, cũng như đồng ý với Đức về chính sách cứng rắn với Nga. Các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy ông Macron nắm được 20-25% số phiếu bầu.
Marine Le Pen, ứng cử viên không ủng hộ di dân |
Marine Le Pen, ứng cử viên không ủng hộ di dân
Ứng cử viên cực hữu của đảng "Mặt trận Dân tộc" Marine Le Pen, cũng nhận được sự ủng hộ tương đương ông Macron là 20-25% số phiếu bầu. Chương trình của bà Le Pen – hoàn toàn đối lập với đề xuất của ông Makron. Các kế hoạch của ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tộc không chỉ là chính sách xích lại gần với Nga và các biện pháp cứng rắn chống lại Hồi giáo cực đoan ở Pháp, mà còn là mục tiêu đưa đất nước ra khỏi Liên minh châu Âu.
Tại một sự kiện của chiến dịch gần đây vào tháng Tư năm nay, bà Le Pen đạt được mục tiêu rằng lá cờ châu Âu đã phải hạ xuống sau lưng mình. Các chương trình kinh tế của thủ lĩnh đảng "Mặt trận Dân tộc" cũng tương tự như đề nghị của những người cánh tả: phản đối tiết kiệm ngân sách, bà Le Pen lên án cải cách lao động và kêu gọi giảm độ tuổi nghỉ hưu.
Francois Fillon, người ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng |
Francois Fillon, người ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng
Ứng cử viên của đảng cánh hữu Francois Fillon đang đấu tranh giành sự ủng hộ của cử tri ủng hộ dân tộc chủ nghĩa. Giống như bà Le Pen, ông kêu gọi "đánh bại chủ nghĩa toàn trị Hồi giáo". Về các vấn đề chính sách đối ngoại, ông Fillon có cùng cái nhìn với bà Marine Le Pen về nước Nga, mặc dù ông theo quan điểm ôn hòa hơn.
Điểm mấu chốt giữa ứng cử viên cực hữu và ứng cử viên cánh hữu nằm trong lĩnh vực kinh tế: ông Fillon là một người ủng hộ trung thành đối với chủ trương tiết kiệm ngân sách. Trong khi ông Macron gọi cắt giảm chi tiêu 60 tỷ euro, thì đối với ông Fillon con số này tăng lên đến một trăm tỷ đồng. Trong trường hợp ông này lên nắm quyền một trăm nghìn việc làm trong lĩnh vực công sẽ bị cắt giảm. Có đến 18-20% số cử tri ủng hộ chương trình "thắt lưng buộc bụng".
Jean-Luc Melenchon, hy vọng cuối cùng của những người Cộng sản Pháp |
Jean-Luc Melenchon, hy vọng cuối cùng của những người Cộng sản Pháp
Người đại diện của phe cực tả Jean-Luc Mélenchon – hoàn toàn có quan điểm trái ngược với ông Fillon. Không những phản đối chủ trương tiết kiệm mà ứng cử viên Đảng Cộng sản còn đề nghị chi tiêu nhiều hơn. Trong trường hợp chiến thắng, ông Mélenchon sẽ đề xuất với chính quyền tăng mức lương tối thiểu, và người lao động sẽ có thêm một tuần nghỉ ngơi. Liên quan đến chủ trương cải cách lao động và nâng cao tuổi nghỉ hưu, ông Jean-Luc Mélenchon có cùng quan điểm với bà Marine Le Pen.
Đáng ngạc nhiên, quan điểm của hai chính trị gia về vấn đề quốc tế lại không khác biệt. Hai ứng cử viên cực tả và cực hữu đều đồng thuận rằng nước Pháp nên khôi phục quan hệ với Nga, rút khỏi NATO và không ủng hộ Washington trong cuộc chiến Syria. Cuối chiến dịch tranh cử ông Jean-Luc Mélenchon đã đề cập đến việc đưa Pháp rút khỏi Liên minh châu Âu nếu lên nắm quyền. Ứng cử viên cũng cho biết ý định giữ nền Đệ ngũ Cộng hòa ở lại Liên minh châu Âu. Chương trình của ông Jean-Luc Mélenchon nhận được sự ủng hộ của 17-18% số cử tri.
Benua Amon, người phản đối điện Kremlin |
Benua Amon, người phản đối điện Kremlin
Ứng cử viên phe cánh tả - đảng viên xã hội Benua Amon – là người thua lớn tại chiến dịch tranh cử lần này. Chính trị gia, người xuất thân từ nhóm các nhà lãnh đạo, đến với vòng đầu tiên như một người ngoài cuộc chỉ với 9% số người ủng hộ. Ủng hộ phần lớn các ý tưởng của ông Jean-Luc Mélenchon, ông Amon cam kết sẽ kết hợp chúng với sự tích hợp chặt chẽ tại EU. Tuy nhiên trong con mắt nhiều cử tri, Liên minh châu Âu đã bị mất uy tín, do đó những đề nghị của ông Amon không hấp dẫn họ. Trong nỗ lực thuyết phục cử tri của ông Jean-Luc Mélenchon, ông Amon chỉ trích chương trình chính sách đối ngoại của ông này, thái độ đối với cuộc chiến Syria và đặc biệt là việc tái lập quan hệ với Nga. Tuy nhiên, chiêu bài chống Nga không mang lại thành công cho ông Benua Amon.
Nicolas Dupont-Aignan, ứng cử viên cánh hữu của đảng Nước Pháp đứng lên |
Nicolas Dupont-Aignan, ứng cử viên cánh hữu của đảng Nước Pháp đứng lên
Người cuối cùng trong danh sách 6 ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất là thành viên của đảng "Nước Pháp đứng lên"-ông Nicolas Dupont-Aignan. Có quan điểm gần với ứng cử viên Fillon, chính trị gia chỉ trích hệ thống cánh hữu đã thất bại trong việc thực hiện lời hứa của mình. Ông Dupont-Aignan, là một người ủng hộ tái lập quan hệ với Nga và từng bỏ phiếu cho việc bãi bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga vào năm 2016, ông tán thành các quan điểm tích cực từ ông Francois Fillon, và bà Marine Le Pen. Những người cánh hữu ủng hộ ông là những người tỏ ra thất vọng với cả hai nhà lãnh đạo chính của mình – họ chiếm khoảng 4% số cử tri.
Kết quả bầu cử khó tiên đoán
Tuy ông Emmanuel Macron, và bà Marine Le Pen có vẻ như đang dẫn đầu cuộc đua, nhưng cả ông Francois Fillon và Jean-Luc Mélenchon vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ: cả hai chính trị gia đang giữ cơ hội lọt vào vòng hai. Kết quả cuộc bầu cử Pháp khá khó đoán định, bởi vào những ngày gần kề bầu cử đã xảy ra tấn công khủng bố.
Tuần này nhà chức trách Pháp đã đập tan âm mưu của nhóm Hồi giáo lên kế hoạch tấn công trong ngày bầu cử ở Marseille. Nạn nhân của một cuộc tấn công có thể là một trong những ứng cử viên - Francois Fillon.
Tối hôm 20/4, các nghi phạm đã nổ súng vào cảnh sát trên đại lộ Champs Elysees. Việc nối lại các cuộc tấn công khủng bố ở Pháp đã làm các nhà xã hội học bối rối bởi nó có thể thay đổi tình hình vòng đầu tiên của cuộc Tổng tuyển cử.