5 năm của #MeToo: Hashtag làm rung chuyển thế giới như thế nào?

Trong 5 năm, nhiều phụ nữ đã lên tiếng về việc bị quấy rối tình dục trước toàn thế giới dưới hashtag #MeToo. Trong thời gian đó, những gì đã diễn ra?

Đối với nhiều phụ nữ, hashtag quan trọng nhất trên Twitter: #MeToo (Tôi cũng vậy).

Khi New York Times đăng một bài báo với tiêu đề “Harvey Weinstein đã trả tiền cho những kẻ quấy rối tình dục trong nhiều thập kỷ” vào ngày 5/10/2017 mà không thể ngờ rằng sẽ gây ra một hiện tượng truyền thông toàn cầu .

Trong bài báo, các nhà báo Jodi Kantor và Megan Twohey đã vạch ra cách ông trùm hãng phim Harvey Weinstein, nhà sản xuất của nhiều phim ăn khách tại Oscar và Hollywood, đã lạm dụng tình dục và quấy rối phụ nữ trong nhiều thập kỷ.

Điều này trực tiếp dẫn đến phong trào #MeToo: Theo lời kêu gọi của diễn viên Mỹ Alyssa Milano, phụ nữ đã chia sẻ trải nghiệm của họ về bạo lực tình dục trên mạng xã hội với hashtag:#MeToo”. Ngay trong ngày đầu tiên, hashtag đã được sử dụng 200.000 lần trên Twitter. Đến ngày hôm sau, nó đã được sử dụng hơn nửa triệu lần. #MeToo thịnh hành ở hơn 85 quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Nó ban đầu được đặt ra bởi nhà hoạt động nhân quyền Tarana Burke vào năm 2006 trên mạng xã hội “Myspace” – nơi cô tương tác với với các nạn nhân trẻ tuổi của bạo lực tình dục.

Kể từ đó, phụ nữ trên khắp thế giới đã biểu tình chống lại bạo lực tình dục, trong khi các nhà nữ quyền ở phương Tây kêu gọi đại tu hệ thống.

Harvey Weinstein năm 2021 tại phiên điều trần trước tòa.

Những gì đã xảy ra tiếp theo?

Năm năm đã trôi qua, Harvey Weinstein đang phải chấp hành bản án 23 năm tù giam. Những người nổi tiếng khác cũng đã bị kết án tù như diễn viên Mỹ Bill Cosby, nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Claude Arnault cũng phải nhận án tù vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ…

Cùng với phong trào này, nhà báo Ronan Farrow, Jodi Kantor và MeganTwohey đã giành được giải thưởng Pulitzer quan trọng của Mỹ về hoạt động công ích vì đã đưa tin về tội ác của Harvey Weinstein. Nghiên cứu của họ thậm chí đã được Hollywood dựng thành phim với tựa đề “She Said”, do đạo diễn người Đức Maria Schrader chỉ đạo.  

Megan Twohey, Jodi Kantor và Ronan Farrow tại Lễ trao giải Pulitzer 2018.

Quyền phá thai cũng trở thành mối quan tâm trong cuộc tranh luận từ phong trào #MeToo. Vào năm 2022, Đức đưa ra lệnh cấm quảng cáo phá thai khiến các bác sĩ thậm chí không thể cung cấp thông tin về thủ thuật này trên trang web của họ.

Năm nay, các cuộc biểu tình vì quyền phụ nữ dưới khẩu hiệu #MeToo đã diễn ra ở các thành phố khác nhau, từ Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan) đến Kathmandu (Nepal).

Alyssa Milano (giữa) cũng phản đối việc Brett Kavanaugh được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao.

Thành công kéo theo phản ứng dữ dội

Song song với thành công của phong trào, cũng có thể quan sát thấy phản ứng dữ dội chống lại quyền của phụ nữ. Tại Mỹ vào năm 2018, luật sư Brett Kavanaugh đã được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm thẩm phán trên Tòa án Tối cao (tòa án cao nhất của đất nước) dù ông phải đối mặt với những cáo buộc tấn công tình dục nghiêm trọng.

Vào năm 2022, Tòa án Tối cao Mỹ đã đảo ngược phán quyết của tòa án năm 1973 (được gọi là “Roe vs Wade” theo tên của người phụ nữ nguyên đơn và công tố viên) trong nhiều thập kỷ đã thiết lập quyền phá thai ở Mỹ.

Và cũng trong năm đó, vụ án liên quan đến Amber Heard và chồng cũ Johnny Depp của cô đã khiến khán giả thế giới thấy rằng những người phụ nữ dám công khai trải nghiệm bạo lực vẫn gặp phải sự khinh bỉ và khinh miệt.

 Amber Heard (giữa) bị yêu cầu bồi thường 15 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại cho chồng cũ Johnny Depp.

Hành động thay cho lời nói

Trong khi phụ nữ ở Afghanistan và Iran đang liều mạng đấu tranh cho quyền con người của họ 5 năm sau #MeToo, nhà nữ quyền người Anh Laura Bates đang kêu gọi phương Tây tham gia cuộc nói chuyện: Trong cuốn sách của cô ấy “Fix the Women, Not the System”, bà kêu gọi cải cách khẩn cấp trong lĩnh vực tư pháp, cảnh sát, chính trị, giáo dục và truyền thông.

Phong trào #MeToo đã vạch trần nhận thức rằng bạo lực tình dục đối với phụ nữ là một vấn đề mang tính hệ thống toàn cầu. Sau 5 năm kể từ khi bắt đầu phong trào “#MeToo”, Laura Bates rút ra kết quả: “Sẽ không có gì thay đổi cho đến khi mọi người thừa nhận rằng vấn đề nằm ở hệ thống, không phải ở phụ nữ…”.

Hạ Thảo (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !