3 dấu hiệu dị ứng thực phẩm mà bạn thường bỏ qua

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Nga, dị ứng thực phẩm là loại dị ứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Mỗi năm số người bị dị ứng tăng lên tính trên các trường hợp được xác nhận chính thức

Dị ứng là một chuỗi nhiều phản ứng phức tạp khác nhau của cơ thể và liên quan đến hầu hết mọi cơ quan. Khi các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, nó bắt đầu tích cực sản xuất các hợp chất protein đặc biệt có khả năng trung hòa chúng. Đây là cách hệ thống miễn dịch hoạt động. 

Sau đó, các kháng thể được sản xuất dư thừa, biến một số chất vô hại thành mối đe dọa thực sự. Do đó, lần tiếp theo khi ăn lại những chất tương tự này, cơ thể sẽ nhận ra chúng và khởi động một chuỗi phản ứng đã có tiền lệ. Do những phản ứng này, nhiều chất khác nhau được tạo ra, dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng dị ứng cấp tính trên da, mạch máu và các hệ thống khác của cơ thể.

Dị ứng có thể tấn công bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Cũng cần lưu ý rằng nó có thể xảy ra do thực phẩm và thậm chí cả những món ăn yêu thích của bạn mà bạn đã ăn trước đây và không gặp vấn đề gì.

Dị ứng thực phẩm có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, vì cùng một loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào nơi chính xác histamine và kháng thể được giải phóng mạnh hơn. Đôi khi có thể có một số triệu chứng cùng một lúc, bởi vì cơ thể sử dụng mọi cách để loại bỏ các chất lạ.

Một số triệu chứng chúng ta có thể nhận thấy ngay lập tức. Ví dụ, phát ban da sau khi ăn trái cây, sưng môi và các mô quanh miệng. Nhưng bên cạnh các triệu chứng rõ ràng, một số ít dấu hiệu dị ứng thường có thể được coi là một thứ gì đó hoàn toàn không liên quan đến dị ứng.

Buồn ngủ

Một trong những triệu chứng nhẹ của dị ứng thực phẩm có thể là buồn ngủ sau khi ăn. Các chất gây dị ứng trong thực phẩm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu: các mạch máu giãn ra, huyết áp và nhịp tim giảm.

Ở trạng thái này, một người có thể cảm thấy mệt và buồn ngủ. Đôi khi điều này thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ - một tình trạng trong đó có sự thay đổi rõ rệt về lưu thông máu và các chức năng của các cơ quan và hệ thống. Nếu bạn thường cảm thấy cần chợp mắt sau bữa tối, thì đây là dịp để bạn đi xét nghiệm xem có thể bị dị ứng thực phẩm hay không.

Khó tiêu

Có vẻ các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày là dấu hiệu của ngộ độc hoặc khó tiêu. Nhưng các triệu chứng ngộ độc có thể bị nhầm lẫn với phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Điều này đã được các nhà miễn dịch học Canada tuyên bố trong nghiên cứu gần đây.

Các bác sĩ của Phòng khám Nhi khoa và Dị ứng ở Ba Lan đã tiến hành phân tích hồi cứu hơn 9000 trẻ em, chứng minh rằng táo bón cũng là một triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Đau ở đường tiêu hóa có thể do histamin sinh ra ở đó khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Chứng táo bón có thể xảy ra do dị ứng với các loại protein khác nhau (ví dụ, protein sữa bò). 

Nhức đầu

Nhức đầu và dị ứng có mối quan hệ rõ ràng, mặc dù thoạt nhìn có vẻ như những tình trạng này không liên quan đến nhau. Chứng đau nửa đầu có thể là kết quả của chứng viêm và rối loạn tuần hoàn do phản ứng với một số chất gây dị ứng thực phẩm. Và histamine - chất tham gia chính trong tất cả các phản ứng dị ứng - có thể duy trì và thậm chí làm nặng thêm cơn đau đầu. 

Một số loại trái cây và rau quả có thể gây sổ mũi và hắt hơi. Điều này là do protein của chúng có cấu trúc tương tự protein phấn hoa khiến phản ứng dị ứng thường xảy ra. Chúng cũng có thể là vật mang phấn hoa bám trên vỏ. Việc sử dụng các sản phẩm như vậy gây sổ mũi ở những người bị dị ứng, có thể gây sưng xoang. Do đó, điều này làm tăng áp lực nội sọ và có thể gây đau đầu.

Các biểu hiện thường xuyên của một hoặc nhiều triệu chứng dị ứng nêu trên là lý do để bạn liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ. Hẹn gặp bác sĩ trị liệu và nói về những triệu chứng đáng ngờ. Bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa hẹp - bác sĩ dị ứng - người sẽ kê đơn các xét nghiệm cần thiết, thực hiện các xét nghiệm dị ứng và đưa ra các khuyến nghị đầy đủ.

Làm thế nào để thoát khỏi dị ứng thực phẩm?

Nếu chẩn đoán được xác nhận, thì ngoài các khuyến nghị của bác sĩ, hãy làm theo các quy tắc sau:

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng khỏi chế độ ăn uống của bạn;

Ưu tiên thực phẩm chế biến nhiệt, vì chất gây dị ứng bị phá hủy một phần khi đun nóng;

Chỉ ăn thực phẩm tươi - lưu trữ thực phẩm nấu chín trong vài ngày làm tăng hàm lượng histamine trong đó, gây ra phản ứng dị ứng;

Ăn thức ăn nóng và nhai kỹ để tất cả các enzym cần thiết được sản xuất trong đường tiêu hóa, giúp phân hủy histamin;

Ghi nhật ký thực phẩm để lưu lại tất cả những thay đổi có thể xảy ra đối với sức khỏe và nhanh chóng xác định sản phẩm xảy ra phản ứng.

Điều quan trọng cần phải nhớ, dị ứng không phải là một căn bệnh, mà là một tình trạng phản ứng đặc biệt  của cơ thể, có thể được kiểm soát để không làm trầm trọng thêm tình hình.

Hạ Thảo (theo Gazeta)

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !