Y tế tư nhân và kinh nghiệm xã hội hóa y tế ở Việt Nam

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, y tế tư nhân được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế. Lý do chính là do y tế nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, y tế tư nhân được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước dành cho y tế công. Tại Canada, phần lớn dịch vụ y tế được phân phối thông qua kênh y tế tư nhân. Còn Chính phủ Mỹ, hàng năm chỉ đảm bảo khoảng 40% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe, phần còn lại là huy động từ các nguồn kinh phí của tư nhân, của các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc từ tiền bảo hiểm.
Y tế tư nhân và kinh nghiệm xã hội hóa y tế ở Việt Nam - ảnh 1

Khối y tế tư nhân với mạng lưới rộng khắp đang góp phần giảm quá tải hệ thống y tế nhà nước. Ảnh minh họa

Về hình thức, ở các nước đang phát triển, luật pháp cho phép bác sỹ làm ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, hành nghề y tư nhân còn tồn tại với những hình thức phổ biến như lang y, bà đỡ, người bán thuốc rong, thầy mo. Ở các nước phát triển, y tế tư nhân chủ yếu tồn tại dưới dạng bệnh viện tư, phòng khám tư. Nhiều nước tỷ lệ bệnh viện tư chiếm tới 70-80% trong tổng số các bệnh viện. Tại Malaysia, toàn quốc có 200 bệnh viện lớn, trong đó có đến 160 bệnh viện do tư nhân đầu tư và quản lý. Về mặt loại hình dịch vụ, ở các nước đang phát triển, tư nhân chủ yếu cung cấp dịch vụ KCB ngoại trú, còn điều trị nội trú chủ yếu vẫn do nhà nước đảm nhiệm.

Ở Italia, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác với các nhà cung ứng dich vụ y tế lớn chẳng hạn như các dịch vụ chăm sóc người già, trẻ em tại nhà, chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện, hỗ trợ người nghiện, tâm thần…và những hợp tác đó rất quan trọng và hiệu quả. Khu vực tư nhân được tham gia cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ như vệ sinh, giặt là, ăn uống, bán thuốc…và cả 2 dịch vụ y tế cộng đồng như tiêm chủng. Với các nước phát triển, ở các bệnh viện tư, với sự giám sát ngặt nghèo của chính phủ, họ có thể và được phép làm tất cả các phương pháp điều trị tiên tiến nhất như ở các bệnh viện công như: phẫu thuật tim, phẫu thuật thần kinh, cấy và ghép cơ quan…

Mô hình hệ thống y tế tư nhân điển hình trên thế giới là mô hình của hệ thống y tế Mỹ. Theo mô hình này, nhà nước chỉ có trách nhiệm chăm sóc cho người nghèo (Medicaid) và cho người già (Medicare). Hệ thống y tế này chủ yếu dựa trên cung cấp tư nhân. Hiện nay, nước Mỹ trở thành quốc gia có chi phí y tế đắt đỏ nhất thế giới (với chi phí y tế bình quân đầu người trên 7000 USD/năm) với 45 triệu người Mỹ (15% dân số) rất khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do không có bảo hiểm y tế. Các nhà lãnh đạo Mỹ ngày càng nhận thấy sự bất cập của hệ thống y tế chủ yếu dựa vào khu vực tư này. Theo quan điểm của Tổng thống Obama, cần cải cách hệ thống y tế của nước Mỹ, có nghĩa là không thể phó mặc cho thị trường và cần phải có sự can thiệp mạnh hơn nữa của Chính phủ, ông viết: “thị trường tự nó không giải quyết được các vấn đề y tế của chúng ta – một phần vì thị trường đã bất lực trong việc tạo ra một sân chơi đủ lớn để giảm mức phí bảo hiểm tới mức mọi người dân có thể chịu đựng được, một phần chăm sóc sức khỏe không như những sản phẩm hoặc dịch vụ khác, khi con của bạn bị ốm, bạn không thể đi lòng vòng để mặc cả chọn lấy giá hời nhất”. Mô hình y tế tư nhân cũng được sử dụng ở hầu hết các quốc gia khác. Y tế tư nhân  tại các nước tư bản phát triển được chia thành hai nhóm, một nhóm bao gồm các cơ sở y tế tư nhân  hoạt động không vì lợi nhuận (chiếm đa số) và nhóm còn lại là các cơ sở y tế tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hệ thống cung ứng dịch vụ y tế).

Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận không đáp ứng được mục tiêu xây dựng một hệ thống y tế theo định hướng công bằng và hiệu quả.

Đã có nhiều nghiên cứu so sánh chi phí y tế giữa các cơ sở y tế vì lợi nhuận (tư nhân) và không vì lợi nhuận (bệnh viện công hoặc tư hoạt động không vì lợi nhuận). Các nghiên cứu đều cho kết luận giống nhau: chi phí điều trị tại các cơ sở y tế kinh doanh vì lợi nhuận đắt hơn so với các cơ sở y tế hoạt động phi lợi nhuận từ 11,2% đến 19% và có 3 những dịch vụ cao hơn tới 91%. Chi phí y tế ở các quốc gia có hệ thống y tế tư nhân phát triển cũng cao hơn các quốc gia có hệ thống y tế công (trích từ Dyer,O .2004).

Mặc dù chi phí của khu vực y tế tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận cao hơn, nhưng chất lượng dịch vụ KCB không cao hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra con số thống kê: Trong số 149 công trình nghiên cứu về khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ và chi phí hiệu quả giữa khu vực y tế công, y tế tư nhân vì lợi nhuận và y tế tư nhân phi lợi nhuận, có 88 nghiên cứu kết luận khu vực y tế phi lợi nhuận phục vụ tốt hơn; 43 nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt. Chỉ có 18 nghiên cứu cho rằng các trung tâm y tế kinh doanh vì lợi nhuận phục vụ tốt hơn. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh nhân từ các bệnh viện công và bệnh viện tư không vị lợi có tỷ lệ tử vong thấp hơn các bệnh viện tư vị lợi. Ngoài ra, vấn đề lạm dụng chỉ định các dịch vụ khám chữa bệnh không cần thiết và các dịch vụ khám chữa có tác dụng phụ cũng nhiều hơn ở khu vực y tế tư nhân vì lợi nhuận.

Quỳnh Hoa

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !