"Xuất khẩu tinh trùng" hay những câu trả lời giới tính kì cục
Trả lời câu hỏi của con trai lớp 5 về "Thế nào là xuất tinh", ông bố mặt nghệt ra rồi ngượng nghịu nói với con: “Xuất tinh là xuất khẩu… tinh trùng”. Bà mẹ choáng váng: “Ơ, sao anh lại dạy thế? Phải dạy đúng thì con mới hiểu đúng chứ?”.
Xuất tinh là xuất khẩu tinh trùng
Mới đây, trên facebook, cư dân mạng cũng share cho nhau câu chuyện, có trường hợp một nam học sinh lớp 5 nhờ bố mẹ dạy bài Sức khỏe sinh sản trong sách Khoa – Sử - Địa. Khi đến khái niệm “xuất tinh” và “kinh nguyệt”, cả bố và mẹ đều cảm thấy khó xử. Đồng ý dạy cho con nhưng trong lòng thì thắc mắc: “Sao cô không dạy bài này mà lại giao về cho phụ huynh dạy thế không biết?”.
Sau một hồi bla…bla..., chẳng biết vào đầu cậu con chữ nào không, chỉ thấy cu cậu mặt nghệt ra, rồi hỏi: Thế bạn D.L có kinh nguyệt không mẹ? “ Bà mẹ đã bắt đầu lúng túng: “À…. Thì đã là nữ thì ai cũng có, có thì mới sinh đẻ được chứ nhưng mà con không đến hỏi bạn đâu nhé. Chuyện này tế nhị lắm đấy, hỏi thế bạn gái hay ngượng”.
Tuy nhiên khi quay sang hoạnh họe ông bố: “Thế anh dạy con thế nào?” thì bà mẹ mới tá hỏa khi nghe ông bố mặt nghệt ra rồi ngượng nghịu khai: “Thì anh bảo nó xuất tinh là xuất khẩu… tinh trùng”. Bà mẹ choáng váng: “Ơ, sao anh lại dạy thế? Phải dạy đúng thì con mới hiểu đúng chứ?”.
Còn ông bố giải thích: “Thế xuất khẩu không phải là xuất hàng ra nước ngoài, là cho ra ngoài à, không dạy thế thì dạy thế nào?”.
Theo chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi tính hiếu kỳ phát triển mạnh, trẻ thường có nguyện vọng và hứng thú mạnh để nhận biết thế giới bên ngoài. Nếu không nhận được lời giải thích chính xác, trẻ rất dễ chỉ dựa vào trí tưởng tượng suy đoán lung tung. Nếu trả lời vớ vẩn, bố mẹ sẽ khiến trẻ hiểu sai vấn đề, không những chẳng giáo dục được gì mà có thể còn làm hại con.
Con sinh ra từ đâu - Câu hỏi có vạn câu trả lời
Đó là câu hỏi của cậu con trai 5 tuổi nhà chị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội). Chị chia sẻ, một hôm đi học mẫu giáo về, cu cậu mới thắc mắc: “Mẹ ơi con sinh ra từ đâu?”. Chị lúng túng, chưa biết trả lời thế nào thì bà giúp việc nhanh nhảu trả lời thay: “Cháu sinh ra từ nách chứ đâu”. Thấy cu cậu không thắc mắc nữa, chị cũng không giải thích thêm.
Nhưng bẵng đi một thời gian chừng 1, 2 tháng, một hôm từ nhà hàng xóm, cậu hớt hải chạy về bảo mẹ: “Mẹ ơi, sao con sinh ra từ nách mà bạn Hoa lại sinh ra từ bụng ạ?” Đến câu hỏi này thì chị càng cảm thấy khó nói với con về vấn đề này hơn. Lúc ấy, chị chỉ đành viện cớ: “À, thì vì con là con trai còn bạn Hoa là con gái”.
Sau hôm đó, chị Lan bỏ ra mấy ngày liền ra hiệu sách tìm sách về giáo dục giới tính cho con để có thể giải đáp những thắc mắc cho cu cậu hài lòng mà vẫn dạy đúng chứ không phải chỉ là những câu trả lời qua loa đại khái hay đánh lạc hướng con.
Còn chị Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) thì kể, bé Kẹo nhà chị mới gần 3 tuổi mà đã biết hỏi mẹ: "Mẹ ơi sao con phải ngồi bô hả mẹ? Con đứng như anh Bo được không?". “Trẻ con bây giờ phát triển sớm thật, ngày xưa, thế hệ chúng tôi từng ấy tuổi còn vô tư tắm mưa cùng trẻ con trong xóm mà có bao giờ để ý, thắc mắc gì đâu”, chị Hòa bày tỏ.
Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, trẻ em từ khi mới sinh cho đến khoảng 3-4 tuổi thường chưa có ý niệm về sự phân biệt trai - gái. Trong quá trình sinh sống và lớn lên, qua quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh, dần dần các em mới hình thành ý thức và tò mò về những vấn đề về giới tính. Trong đó, điều chúng quan tâm đặc biệt là sự khác nhau giữa con trai và con gái, những cử chỉ yêu đương giữa nam và nữ, chuyện vợ chồng, sinh đẻ...
Giống trường hợp anh Nam (Láng Hạ, Hà Nội) cũng kể, mỗi lần xem truyền hình có cảnh một đôi nam nữ hôn nhau, con gái nhà anh lại quay sang tò mò hỏi: "Tại sao cô chú ấy không thơm lên má giống như bố mẹ thơm con? Tại sao cô chú ấy lại thơm lên môi vậy ạ?". Anh chị quay sang nhìn nhau đỏ mặt.
Theo một chuyên gia tâm lý, đó là thắc mắc thường thấy ở con trẻ khi xem phim cùng cha mẹ. Thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng có cách giải thích rõ ràng cho con hiểu. Rất nhiều phụ huynh né tránh vấn đề, có nhà vừa lấy tay che mắt con lại vừa lo sợ dặn dò: “Lần sau con đừng xem nhé, xấu lắm”.
Thậm chí, một số phụ huynh còn nghiêm khắc, sợ khi trả lời trẻ sẽ vẽ đường cho hươu chạy nên tỏ ra cáu giận, răn đe con: "Mới nứt mắt đã hỏi bậy bạ", "Lớn lên rồi con sẽ biết"... Theo chuyên gia tâm lý, những thái độ trên của cha mẹ chỉ khiến trẻ sợ sệt không dám hỏi tiếp, nhưng với tâm lý "cái gì càng cấm càng muốn xem", càng cấm càng kích thích sự tò mò, chúng sẽ quyết tâm tìm hiểu cho bằng được qua bạn bè, sách báo, phim ảnh, Internet thì lúc ấy cha mẹ khó lường hết được những hậu quả xoay quanh đó.
Cũng theo chuyên gia tâm lý, trong trường hợp này, cha mẹ nên nhẹ nhàng giải thích cho con: “Cha mẹ thơm lên má con hay con thơm lên má cha mẹ là đúng rồi. Cô chú ấy thơm nhau vì cô chú ấy là người yêu hoặc là vợ chồng”.
“Trẻ em mầm non vô tư và ngây thơ trong những vấn đề giới tính nhưng không có nghĩa là người lớn cũng được phép vô tư bỏ mặc giáo dục giới tính cho các bé’, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.
Mới đây, trên facebook, cư dân mạng cũng share cho nhau câu chuyện, có trường hợp một nam học sinh lớp 5 nhờ bố mẹ dạy bài Sức khỏe sinh sản trong sách Khoa – Sử - Địa. Khi đến khái niệm “xuất tinh” và “kinh nguyệt”, cả bố và mẹ đều cảm thấy khó xử. Đồng ý dạy cho con nhưng trong lòng thì thắc mắc: “Sao cô không dạy bài này mà lại giao về cho phụ huynh dạy thế không biết?”.
Giáo dục giới tính cho con, nếu trả lời vớ vẩn, bố mẹ sẽ khiến trẻ hiểu sai vấn đề, không những chẳng giáo dục được gì mà có thể còn làm hại con. (Ảnh minh họa( |
Sau một hồi bla…bla..., chẳng biết vào đầu cậu con chữ nào không, chỉ thấy cu cậu mặt nghệt ra, rồi hỏi: Thế bạn D.L có kinh nguyệt không mẹ? “ Bà mẹ đã bắt đầu lúng túng: “À…. Thì đã là nữ thì ai cũng có, có thì mới sinh đẻ được chứ nhưng mà con không đến hỏi bạn đâu nhé. Chuyện này tế nhị lắm đấy, hỏi thế bạn gái hay ngượng”.
Tuy nhiên khi quay sang hoạnh họe ông bố: “Thế anh dạy con thế nào?” thì bà mẹ mới tá hỏa khi nghe ông bố mặt nghệt ra rồi ngượng nghịu khai: “Thì anh bảo nó xuất tinh là xuất khẩu… tinh trùng”. Bà mẹ choáng váng: “Ơ, sao anh lại dạy thế? Phải dạy đúng thì con mới hiểu đúng chứ?”.
Còn ông bố giải thích: “Thế xuất khẩu không phải là xuất hàng ra nước ngoài, là cho ra ngoài à, không dạy thế thì dạy thế nào?”.
Theo chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi tính hiếu kỳ phát triển mạnh, trẻ thường có nguyện vọng và hứng thú mạnh để nhận biết thế giới bên ngoài. Nếu không nhận được lời giải thích chính xác, trẻ rất dễ chỉ dựa vào trí tưởng tượng suy đoán lung tung. Nếu trả lời vớ vẩn, bố mẹ sẽ khiến trẻ hiểu sai vấn đề, không những chẳng giáo dục được gì mà có thể còn làm hại con.
Con sinh ra từ đâu - Câu hỏi có vạn câu trả lời
Đó là câu hỏi của cậu con trai 5 tuổi nhà chị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội). Chị chia sẻ, một hôm đi học mẫu giáo về, cu cậu mới thắc mắc: “Mẹ ơi con sinh ra từ đâu?”. Chị lúng túng, chưa biết trả lời thế nào thì bà giúp việc nhanh nhảu trả lời thay: “Cháu sinh ra từ nách chứ đâu”. Thấy cu cậu không thắc mắc nữa, chị cũng không giải thích thêm.
Nhưng bẵng đi một thời gian chừng 1, 2 tháng, một hôm từ nhà hàng xóm, cậu hớt hải chạy về bảo mẹ: “Mẹ ơi, sao con sinh ra từ nách mà bạn Hoa lại sinh ra từ bụng ạ?” Đến câu hỏi này thì chị càng cảm thấy khó nói với con về vấn đề này hơn. Lúc ấy, chị chỉ đành viện cớ: “À, thì vì con là con trai còn bạn Hoa là con gái”.
Sau hôm đó, chị Lan bỏ ra mấy ngày liền ra hiệu sách tìm sách về giáo dục giới tính cho con để có thể giải đáp những thắc mắc cho cu cậu hài lòng mà vẫn dạy đúng chứ không phải chỉ là những câu trả lời qua loa đại khái hay đánh lạc hướng con.
Còn chị Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) thì kể, bé Kẹo nhà chị mới gần 3 tuổi mà đã biết hỏi mẹ: "Mẹ ơi sao con phải ngồi bô hả mẹ? Con đứng như anh Bo được không?". “Trẻ con bây giờ phát triển sớm thật, ngày xưa, thế hệ chúng tôi từng ấy tuổi còn vô tư tắm mưa cùng trẻ con trong xóm mà có bao giờ để ý, thắc mắc gì đâu”, chị Hòa bày tỏ.
Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, trẻ em từ khi mới sinh cho đến khoảng 3-4 tuổi thường chưa có ý niệm về sự phân biệt trai - gái. Trong quá trình sinh sống và lớn lên, qua quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh, dần dần các em mới hình thành ý thức và tò mò về những vấn đề về giới tính. Trong đó, điều chúng quan tâm đặc biệt là sự khác nhau giữa con trai và con gái, những cử chỉ yêu đương giữa nam và nữ, chuyện vợ chồng, sinh đẻ...
Giống trường hợp anh Nam (Láng Hạ, Hà Nội) cũng kể, mỗi lần xem truyền hình có cảnh một đôi nam nữ hôn nhau, con gái nhà anh lại quay sang tò mò hỏi: "Tại sao cô chú ấy không thơm lên má giống như bố mẹ thơm con? Tại sao cô chú ấy lại thơm lên môi vậy ạ?". Anh chị quay sang nhìn nhau đỏ mặt.
Theo một chuyên gia tâm lý, đó là thắc mắc thường thấy ở con trẻ khi xem phim cùng cha mẹ. Thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng có cách giải thích rõ ràng cho con hiểu. Rất nhiều phụ huynh né tránh vấn đề, có nhà vừa lấy tay che mắt con lại vừa lo sợ dặn dò: “Lần sau con đừng xem nhé, xấu lắm”.
Thậm chí, một số phụ huynh còn nghiêm khắc, sợ khi trả lời trẻ sẽ vẽ đường cho hươu chạy nên tỏ ra cáu giận, răn đe con: "Mới nứt mắt đã hỏi bậy bạ", "Lớn lên rồi con sẽ biết"... Theo chuyên gia tâm lý, những thái độ trên của cha mẹ chỉ khiến trẻ sợ sệt không dám hỏi tiếp, nhưng với tâm lý "cái gì càng cấm càng muốn xem", càng cấm càng kích thích sự tò mò, chúng sẽ quyết tâm tìm hiểu cho bằng được qua bạn bè, sách báo, phim ảnh, Internet thì lúc ấy cha mẹ khó lường hết được những hậu quả xoay quanh đó.
Cũng theo chuyên gia tâm lý, trong trường hợp này, cha mẹ nên nhẹ nhàng giải thích cho con: “Cha mẹ thơm lên má con hay con thơm lên má cha mẹ là đúng rồi. Cô chú ấy thơm nhau vì cô chú ấy là người yêu hoặc là vợ chồng”.
“Trẻ em mầm non vô tư và ngây thơ trong những vấn đề giới tính nhưng không có nghĩa là người lớn cũng được phép vô tư bỏ mặc giáo dục giới tính cho các bé’, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.
Đàm Linh
Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ
Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.
Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới
Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.
Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp
Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.
Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay
Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.
Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona
Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.
Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5
Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.
Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến
Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.
"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"
Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.
Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"
Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...