Xuất khẩu gạo năm nay sẽ là cuộc đua tay ba

Sẽ không ngoa khi nói thị trường gạo thế giới từ nửa thế kỷ qua là của Thái Lan. Nhưng cũng không quá lời khi cho rằng, thị trường gạo thế giới trong 23 năm gần đây là của Việt Nam. Tuy nhiên, với những biến động gần đây, có thể ngôi vị cường quốc xuất khẩu gạo năm nay sẽ là cuộc đua tay ba giữa “đương kim” Thái Lan, “kẻ phá bĩnh” Ấn Độ và cường quốc “mới nổi” Việt Nam.

“Tiểu sử” tóm tắt

Nhìn lại lịch sử thị trường gạo thế giới trong nửa thế kỷ trở lại đây, có thể thấy, sau khi giành được kỳ tích “lật đổ” Myanmar để giành ngôi vị cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới năm 1964 và gần hai thập kỷ sau đó vẫn phải đua tranh với Mỹ để giành giật vị trí này, nhưng ba thập kỷ trở lại đây thì Thái Lan không có “đối thủ”.

Các số liệu thống kê của FAO và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong vòng 30 năm trở lại đây, với 192,5 triệu tấn, Thái Lan chiếm tỷ trọng “vô đối” 29,6% trong tổng xuất khẩu gạo của thế giới, trong khi tổng khối lượng của Mỹ chỉ đạt 84,4 triệu tấn và chỉ chiếm 13%.

Chuyển gạo xuống tàu để xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Cần Thơ

Chuyển gạo xuống tàu để xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cho dù vậy, lịch sử 23 năm trở lại đây lại là lịch sử của Việt Nam. Sở dĩ như vậy không chỉ bởi liên tục trước đó Việt Nam vẫn còn là quốc gia nhập khẩu gạo “có hạng”, nhưng từ năm 1989 lại đột ngột “vươn vai” như Phù Đổng để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo số 3 thế giới. Và điều quan trọng hơn là Việt Nam luôn giữ vị trí “quán quân” về tốc độ tăng trưởng cũng như là địa chỉ xuất khẩu gạo đáng tin cậy của thế giới.

Tuy “thua” Ấn Độ hơn một thập kỷ, nhưng chỉ trong 23 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu 84 triệu tấn gạo, vượt rất xa Mỹ và Ấn Độ, đạt nhịp độ tăng trưởng kỷ lục 20,8%/năm.

Không những vậy, điểm yếu nhất của Ấn Độ trong suốt quá trình đó là tình trạng thiếu ổn định, khi trồi, lúc sụt, thậm chí “rơi tự do”, trong khi Việt Nam hầu như liên tục cung ứng cho thị trường lượng hàng ổn định.

Chẳng hạn, gần đây nhất là việc Ấn Độ chỉ xuất khẩu 4,74 triệu tấn năm 2006, còn năm 2007 tăng vọt lên 6,45 triệu tấn, nhưng năm 2008 lại “rơi tự do” xuống chỉ còn 3,34 triệu tấn và tiếp tục chạm đáy chỉ với 2,1-2,2 triệu tấn trong  hai năm sau đó. Rõ ràng, việc đột ngột tăng quá lớn, rồi lại ngay lập tức giảm quá mạnh như vậy chí ít cũng là một nguyên nhân đặc biệt quan trọng khiến thị trường gạo thế giới hết “chết chìm” lại chuyển sang “hạn hán”.

Vẫn kẻ “phá bĩnh” Ấn Độ?  

Cho dù vậy, tới thời điểm này, có thể nói tình hình thị trường gạo thế giới hiện “chới với” không chỉ bắt nguồn từ tác nhân Ấn Độ sau “cuộc đánh đu” giữa xuất và nhập vừa qua, mà còn do chính sách thế chấp của Thái Lan tự làm khó mình; còn Việt Nam thì đang gánh những hệ quả sau đợt “đón hụt” cơ hội từ Thái Lan. Cho nên “chới với”, nhưng lại đang đứng trước thời cơ để hồi phục, có thể dẫn đến sự đổi ngôi trong tốp ba cường quốc vừa nêu.

Trước hết, số liệu thống kê của USDA cho thấy, do ảnh hưởng tồi tệ của El’ Nino, sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2009-2010 đã “rơi tự do” 10,1 triệu tấn và giảm 10,2%. Hơn thế, nếu trở lại với những diễn biến của giai đoạn này, cả thế giới đã phải “nín thở” với dự báo sản lượng của Ấn Độ “rơi tự do” tới 16,2 triệu tấn. Chính vì vậy, việc Chính phủ Ấn Độ đề ra lộ trình nhập khẩu gạo với khối lượng được đồn đoán lên tới nhiều triệu tấn, cộng hưởng với bốn cuộc đấu thầu “tranh mua” 2,2 triệu tấn gạo của Philippines, đã khiến giá gạo thế giới lên cơn sốt trong năm tháng cuối năm 2009 - đầu năm 2010.

Trong bối cảnh như vậy, chính việc Ấn Độ chọn giải pháp khôn ngoan không nhập khẩu gạo và tận dụng tối đa tập quán sử dụng song song hai loại lương thực chủ yếu của mình để chuyển mạnh sang tiêu dùng lúa mì khiến giá gạo thế giới sau đó bình ổn trở lại. Tuy nhiên, cùng với chuyển mạnh sang tiêu dùng lúa mì, “dè xẻn” gạo và duy trì lệnh cấm xuất gạo trắng tới tháng 8-2011 đã khiến cho kho gạo dự trữ của Ấn Độ đạt kỷ lục 23 triệu tấn, tăng 10 triệu tấn và 76,9% so với thời điểm ban bố lệnh cấm xuất gạo trắng cách đây bốn năm.

Đặc biệt, theo dự báo gần đây nhất của USDA, Ấn Độ đang bước vào niên vụ được mùa chưa từng có, đạt kỷ lục 102,5 triệu tấn, trong khi tiêu dùng chỉ đạt 94 triệu tấn, cho nên dù xuất khẩu được dự báo sẽ tăng vọt lên 6 triệu tấn, thì dự trữ vẫn sẽ tăng lên 24,5 triệu tấn. Chính vì vậy, dự báo mới nhất của Tùy viên Nông nghiệp Mỹ tại Ấn Độ cho rằng, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ năm nay có thể đạt 7 triệu tấn.

Như vậy, sau ba năm “rơi tự do” và chạm đáy, Ấn Độ trở lại tăng tốc, nhưng lần này đứng trước cơ hội kỷ lục để “lật đổ” Thái Lan và lần đầu tiên giành ngôi vị cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

Việt Nam xoay chuyển tình hình?

Trong khi Ấn Độ bứt phá với “vũ khí” giá rẻ kỷ lục trong nhiều tháng liền, thì thị trường Thái Lan lại diễn biến theo chiều ngược lại. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (TREA) cho biết, tính đến 26-3 vừa qua, lượng gạo xuất khẩu của nước này chỉ đạt 1,445 triệu tấn, “rơi tự do” 49,2% so với cùng kỳ, riêng gạo trắng chỉ đạt 1,097 triệu tấn, giảm 53,1%.

Thực trạng này không ngoài nguyên nhân khoảng cách giá giữa gạo Thái Lan với các quốc gia châu Á khác vẫn còn rất “mênh mông”. Đây chắc chắn là lý do khiến USDA hồi tháng 7-2011 dự báo lượng gạo xuất khẩu năm nay của Thái Lan là 10 triệu tấn, nhưng tháng 8 đã “cho rơi tự do” xuống 8 triệu, đầu năm nay hạ xuống 7 triệu và tháng 2 vừa qua tiếp tục hạ xuống 6,5 triệu.

Trong khi đó, sau kỷ lục xuất 7,1 triệu tấn năm 2011, trái với dự báo thị trường năm nay thuận lợi và “thẳng tiến ngôi vị số 1”, hiện Việt Nam chính là quốc gia yếu thế nhất trong cuộc đua. Theo thông tin của VFA, tính đến ngày 20-3-2012, chỉ với 791.000 tấn, Việt Nam đã bị đẩy xuống vị trí thứ tư, sau Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan. Với tiến độ như vậy, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ “rơi tự do” xuống 3,4 triệu tấn; thấp “một trời một vực” so với mục tiêu 6,5-7 triệu tấn và 6,5 triệu tấn như dự báo của USDA, trong khi Ấn Độ sẽ đứng đầu với 6,5 triệu tấn, Thái Lan về nhì với 5,75 triệu tấn và Pakistan xếp thứ ba với 4,2 triệu tấn.

Tuy nhiên, có hai yếu tố để cho rằng, tình hình sẽ sớm xoay chuyển. Đó là, sau “cuộc đua giá”, “đoàn tàu xuất khẩu gạo bị phanh gấp”. Theo số liệu thống kê của một hãng thông tấn phương Tây, từ tháng 12-2011, bình quân giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm mạnh và tháng 1 năm nay đã ngang bằng với của Ấn Độ, còn tháng 2 vừa qua đã rẻ nhất thế giới, vì thấp hơn 25 đô la Mỹ so với Ấn Độ và 11 đô la Mỹ của Pakistan. Bên cạnh đó, giá gạo 25% tấm tháng 2 cũng đã “rơi tự do” kỷ lục 125 đô la Mỹ/tấn so với tháng 11-2011 để gần như đứng ngang với Ấn Độ và nửa đầu tháng 3 cũng đã rẻ nhất thế giới.

Trong bối cảnh như vậy, việc Philippines buộc phải khởi động nhập khẩu từ tháng 3-2012 do trong nước khan hàng, mùa mưa bão cận kề và nhiều khả năng sẽ tăng vọt khối lượng gạo nhập khẩu (so với con số 500.000 tấn như đã công bố trước đó cùng với Indonesia có thể sẽ tăng nhập khẩu gấp đôi, dự báo sẽ mở ra cơ hội rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc, bởi hội tụ đủ ba lợi thế: giá cả cạnh tranh, thị trường gần, có uy tín về chất lượng và đó cũng chính là những bạn hàng truyền thống chủ yếu từ nhiều năm qua.  

Nói tóm lại, tuy hiện thất thế, nhưng các doanh nghiệp nước ta đang đứng trước cơ hội tăng tốc nhằm giành ngôi vị số 1 thế giới trong năm nay. Chắc chắn mọi điều phía trước sẽ rất thú vị, bởi vẫn còn những bất ngờ không chỉ đến từ sự đỏng đảnh của thời tiết, mà còn từ việc Ấn Độ quyết tâm theo đuổi chương trình an ninh lương thực đầy tham vọng tới mức nào và quyết định có tiếp tục “ôm” kho dự trữ gạo khổng lồ của chính phủ “đương kim cường quốc số 1 thế giới” hay không.

Nguyễn Đình Bích

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !