Xu hướng 'kwichon' của giới trẻ Hàn Quốc: Dời phố về quê làm trang trại

Xu hướng rời phố trở về làng, gọi là 'Kwichon' trong tiếng Hàn Quốc, ngày một lan rộng trong giới trẻ ở đất nước hiện đại hàng đầu châu Á này.

 

Kim Ji-Un, 23 tuổi, sống ở Seoul, thủ đô Hàn Quốc đã nhiều năm nhưng cô thường xuyên phải lo lắng về việc tìm được một công việc tốt và nơi ở tử tế.

Giờ đây, mối lo của cô đã chuyển sang hướng mới hoàn toàn trái ngược với cuộc sống thành phố đông đúc, tấp nập. Mối lo của Kim Ji-Un liên quan đến thời tiết nhiều hơn, cô lo rằng hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, khoai tây và ngô của cô.

{keywords}
Kim Ji-Un đang chăm sóc vườn dâu tây của mình ở quê nhà

Cô gái Gen Z và chị gái bắt đầu trở về quê hương làm trang trại vào năm ngoái ở Nonsan, tỉnh Chungcheong Nam. Vụ thu hoạch đầu tiên của Kim Ji-Un thành công tốt đẹp. Năng suất của đậu nành đen thậm chí còn cao hơn so với dâu tây mà cô trồng.

Lee Jae-hun, 23 tuổi, nam sinh viên rời khỏi ngôi nhà ở thị trấn nhỏ Bắc Jeolla lên thành phố học để trở thành bác sĩ. Anh chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ lại quay trở lại quê hương lập nghiệp, chứ chưa nói đến việc trở thành một nông dân.

"Tôi bắt đầu đi làm, có công việc sau khi ra trường nhưng tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi với những áp lực cao của cuộc sống thành phố. Cuối cùng, sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, tôi tự thừa nhận với bản thân rằng mình không hạnh phúc và tôi bắt đầu tính đến việc xây dựng sự nghiệp khác, không ở thành phố", Lee Jae-hun chia sẻ.

{keywords}

Anh lựa chọn đi theo xu hướng Kwichon và hiện tại, Lee Jae-hun đang điều hành một trang trại trồng nấm khá thành công ở quận Muju, Bắc Jeolla.

Cuộc sống nông trại trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với nhiều người trẻ tuổi. Đây chính là những người không coi cánh đồng lúa, ngô, rau củ quả chỉ đơn giản là những dải đất màu mỡ, tươi tốt mà là một khu vực hấp dẫn để khởi nghiệp.

Kim Ji-Un hay Lee Jae-hun là một số ví dụ về xu hướng gọi là Kwichon đang ngày một lan rộng trong giới trẻ Hàn Quốc.

Xu hướng 'Kwichon' là gì?

Thuật ngữ này xuất hiện trong tiếng hàn từ nhiều thập kỷ trước, xuấ hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người dân đang ở thành phố đã trở về quê hương là những vùng quê ít tấp nập hơn là trồng trọt, chăn nuôi.

Lần này, khi cơn đại dịch diễn ra, một lần nữa xu hướng về quê làm trang trại một lần nữa nổi lên trong giới trẻ Hàn Quốc.

Kwichon được kỳ vọng là cách để hồi sinh các vùng nông thôn còn chưa phát triển nhiều, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Theo số liệu chính thức của chính phủ, tỷ lệ trở về khu vực nông thôn, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, tăng 5,6% vào năm 2021. Đây là mức cao nhất trong một thập kỷ.

{keywords}
Gen Z theo đuổi 'kwichon', dịch chuyển về nông thôn làm trang trại

Tại sao giới trẻ Hàn Quốc chọn Kwichon?

Có một số yếu tố khiến cho xu hướng Kwichon nổi lên và lan rộng trong giới trẻ Hàn Quốc. Trong đó bao gồm giá nhà ở thủ đô, môi trường lao động và sự cạnh tranh khốc liệt...

Điều đầu tiên kể đến là giá nhà ở thành phố tăng cao. Ví dụ như giá trung bình của một căn hộ ở Seoul đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2017. Bên cạnh đó, mô hình làm việc từ xa áp dụng trong thời diễn ra đại dịch góp phần thúc đẩy các công ty tận dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông minh. Điều này cũng làm cho lực lượng lao động phải nghỉ việc nhiều hơn, áp lực ngày càng tăng.

Trong khi đó, ngày càng nhiều bạn trẻ cảm thấy thất vọng với thị trường lao động quá khắc nghiệt ở thành phố. Họ quyết định từ bỏ cuộc sống tấp nập, cực kỳ bận rộn để về quê làm trang trại.

Ngoài ra phải kể đến các hỗ trợ của chính phủ, các chương trình mới xây dựng mối liên hệ giữa cư dân thành thị và nông thôn.

Ví dụ như ở tỉnh Gyeongsang-nam, người ta tạo ra dự án dạy thanh niên thành thị cách chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, truyền thống ẩm thực của Hàn Quốc. Hay dự án hướng dẫn người trẻ làm quen với dụng cụ của người nông dân như cách sử dụng máy kéo, cách trồng cây trong nhà kính, cách chọn loại cây trồng hiệu quả nhất.

{keywords}

Một chương trình hỗ trợ 'nông dân' trẻ của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc tổ chức có tên là 'Sống như nông dân'. Thông qua chương trình, những người trẻ được trải nghiệm cuộc sống như một nông dân thực sự tại một trong 88 quận khu vực nông thôn trước khi quyết định chuyển về quê. Họ được ở nhà miễn phí trong 6 tháng để học hỏi và mọi chi phí đều do chính phủ đài thọ.

Khó khăn gì khi giới trẻ lựa chọn 'Kwichon'?

Việc tham gia các lớp học hướng dẫn cơ bản về làm trang trại, chăn nuôi, trồng trọt không phải là khó khăn, thử thách nhất với những người trẻ lựa chọn Kwichon.

Bài học quan trọng nhất mà họ phải trải qua đó là làm thế nào để hoà đồng với người dân địa phương. Cuộc sống ở thành thị quá tấp nập, bận rộn khiến họ quên đi cách kết nối với hàng xóm, thiên về chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. Nhưng khi trở về nông thôn buộc họ phải thay đổi, phải làm quen với cuộc sống mang tính cộng đồng nhiều hơn.

Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z tại Mỹ theo đuổi con đường trở thành người ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Hoàng Dung (tổng hợp)

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !