Xu hướng kiểm soát vũ khí hạt nhân trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn

Mỹ, Nga cùng các cường quốc hạt nhân khác đang bước vào một cuộc cạnh tranh mới, việc kiểm soát vũ khí hạt nhân sẽ ra sao trong thời gian tới?

Trong những năm gần đây, các cường quốc hạt nhân như Mỹ và Nga đã thay đổi nhận thức và nhận định về tác dụng răn đe của vũ khí hạt nhân, loại vũ khí này cũng đã trở thành một công cụ quan trọng trong “hộp dụng cụ” cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Trong bối cảnh này, tình hình kiểm soát vũ khí quốc tế đã bộc lộ những đặc điểm mới.

{keywords}
 Vũ khí hạt nhân liệu có thực sự được kiểm soát? Nguồn: People.com.cn.

Nguy cơ chạy đua vũ trang chiến lược ngày càng hiện hữu

Hiện nay, các quốc gia hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh và Pháp đang đẩy nhanh việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân, coi vũ khí hạt nhân là phương tiện quan trọng để đảm bảo tính ưu việt, nâng cao vị thế và giành chiến thắng trong cạnh tranh.

Sau nhiều đợt giải trừ hạt nhân, Mỹ và Nga vẫn còn khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động, chiếm khoảng 91% lực lượng hạt nhân toàn cầu. Tính đến tháng 5 năm 2021, trên thế giới có hơn 2.000 đầu đạn hạt nhân ở "trạng thái báo động cao".

Sau khi chính quyền Biden nhậm chức, ông dường như vẫn chưa thực hiện được cam kết chính trị “làm chậm cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.” Thay vào đó, ông đã tiếp tục tiến hành kế hoạch đầu tư khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vào các dự án hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong vòng 30 năm tới, được đưa ra từ thời cựu Tổng thống Trump.

Đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2022 của Mỹ cho thấy, ngân sách dự kiến dành cho các dự án hiện đại hóa hạt nhân cao tới 27,7 tỉ USD. Đối với Nga, Moscow luôn coi vũ khí hạt nhân là thứ vũ khí để nâng cao vị thế cường quốc và cạnh tranh với Mỹ.

Nga đã đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa “bộ ba” vũ khí hạt nhân và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của nước này nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, tỷ lệ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga dự kiến sẽ đạt 88,3% vào cuối năm 2021.

Anh là quốc gia ban đầu tuân theo nguyên tắc "răn đe hạt nhân tối thiểu", nhưng gần đây đã tuyên bố sẽ tăng số lượng tối đa kho vũ khí hạt nhân của mình lên 260 đầu đạn. Pháp cũng không nỗ lực để thúc đẩy việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và có kế hoạch đầu tư 25 tỉ euro trong 4 năm tới.

Trong vấn đề phòng thủ chiến lược, Mỹ sẽ đầu tư 15,3 tỉ USD vào lĩnh vực chống tên lửa trong năm tài chính 2021, và dự kiến tăng lên 20,4 tỉ USD trong năm tài chính 2022. Ngoài ra, Mỹ cũng đã thông qua các biện pháp như bổ sung tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất, triển khai cảm biến trên không gian và máy bay đánh chặn trên không gian, để tạo ra một mạng lưới đánh chặn đa tầng lớp mang tính toàn cầu.

Để đạt được sự cân bằng chiến lược với Mỹ, Nga đã đẩy nhanh việc phát triển các hệ thống phòng không và chống tên lửa tích hợp bao gồm A-235 Nudor, S-400 Triumphal và S-500 Prometheus, đồng thời cũng tăng tốc độ phát triển các loại vũ khí chống tên lửa mới.

Mỹ và Nga đang tham gia vào cuộc chơi “khốc liệt” trong lĩnh vực công nghệ tấn công và phòng thủ siêu thanh, điều này làm cho cấu trúc sức mạnh chiến lược toàn cầu và tình hình ổn định chiến lược trở nên phức tạp hơn.

Các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí của các cường quốc trở nên thực dụng hơn

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng, trong việc khởi xướng và thúc đẩy các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí, Mỹ luôn tôn trọng khái niệm ưu thế quân sự "đạt được lợi ích tương đối", có nghĩa là trong khi đảm bảo sức mạnh và ưu thế của chính mình, cố gắng làm giảm tiềm năng phát triển của đối thủ càng nhiều càng tốt, điều này thể hiện rõ màu sắc của chủ nghĩa thực dụng.

Sau khi gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới trong năm nay, Mỹ và Nga đã đồng ý tiến hành vòng đối thoại ổn định chiến lược đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga vào tháng 7. Đối thoại sẽ tập trung vào giải trừ hạt nhân song phương, minh bạch hạt nhân đa phương và các vấn đề về tên lửa tấn công, phòng thủ.

Trong các chương trình nghị sự này, có ba loại hệ thống vũ khí mà Mỹ dự định hạn chế hoặc cắt giảm. Loại thứ nhất là các hệ thống vũ khí mà các nước đối thủ đã đi đầu trong việc hình thành khả năng chiến đấu, như Nga đã đi trước Mỹ về khả năng của vũ khí siêu thanh. Loại thứ hai là hệ thống vũ khí mà nước đối thủ có lợi thế tuyệt đối về số lượng. Loại thứ ba là các hệ thống vũ khí gặp phải những điểm nghẽn trong quá trình phát triển, chẳng hạn như hệ thống đánh chặn trên không gian.

{keywords}
Vũ khí hạt nhân là “đồ chơi chết chóc” được nhiều nước lớn âm thầm phát triển. Nguồn: people.com.cn.

Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Phân tích Quốc phòng Mỹ, nếu tên lửa đánh chặn trên không gian thực hiện nhiệm vụ "đánh chặn giai đoạn tăng cường mang tính toàn cầu", nó sẽ cần đến 960 vệ tinh để tạo thành một hệ thống vệ tinh chống tên lửa, điều này sẽ tốn kém khoảng 282 tỉ USD.

Trong bối cảnh suy giảm niềm tin chiến lược lẫn nhau giữa Mỹ và Nga như hiện nay, nguyên tắc thực dụng đang thúc đẩy Mỹ và Nga tìm kiếm một mô hình giải trừ hạt nhân "tự do hơn, chủ động hơn và linh hoạt hơn".

So với mô hình giải trừ vũ khí hạt nhân truyền thống “thời gian đàm phán dài, hình thức kết quả duy nhất và mô hình xác minh chặt chẽ”, đặc điểm của mô hình này chủ yếu thể hiện ở hai điểm. Một là thay thế dần các hiệp ước kiểm soát vũ khí truyền thống như văn bản hiệp ước, nghị định thư, phụ lục kỹ thuật bằng các cam kết chính trị hoặc sáng kiến ngoại giao của các nguyên thủ quốc gia.

Các cam kết chính trị hoặc sáng kiến ngoại giao tương đối đơn giản, dễ thực hiện và dễ đạt được hơn. Thứ hai là thay thế các phương pháp xác minh “xâm nhập” nghiêm ngặt bằng các thông báo thông tin thường lệ. Chế độ xác minh truyền thống về cơ bản dựa trên việc xác minh tại chỗ, dễ gây rò rỉ bí mật, trong khi cơ chế báo cáo dữ liệu hoặc chia sẻ thông tin không gặp vấn đề như vậy. Tuy nhiên, mô hình này sẽ có tác động mới và phức tạp đến quá trình kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế.

Tiến trình không phổ biến vũ khí hạt nhân do các cường quốc dẫn đầu vẫn còn nhiều “quanh co”

Chính quyền Biden gần đây đã hoàn thành quá trình đánh giá và điều chỉnh chính sách đối với Triều Tiên và nhắc lại mục tiêu chiến lược là đạt được "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" trên Bán đảo Triều Tiên.

Cho đến nay, đặc điểm trong chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên vẫn là “ngoại giao là trụ cột, lấy sức ép là phần bổ sung.” Một số vòng tham vấn đã được tổ chức, với hy vọng sử dụng sức mạnh của các đồng minh và tăng cường hợp tác giữa các đồng minh để tái khởi động Tiến trình đối thoại Triều Tiên – Mỹ.

Về vấn đề hạt nhân Iran, các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran đã bắt đầu tại Vienna vào ngày 6/4/2021 để thảo luận về vấn đề Mỹ và Iran nối lại đàm phán. Sáu vòng đàm phán đã được tổ chức cho đến nay, nhưng có vẫn là những khác biệt nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran.

Những điều này cho thấy, tiến trình phi hạt nhân tại các khu vực do các cường quốc đưa ra khó có thể đạt được kết quả thực chất, các bên đều có toan tính riêng, và con đường đi đến phi hạt nhân hóa là một con đường đầy quanh co và nhiều chông gai.

Cái giá làm nên tên tuổi của tàu ngầm Kazan

Cái giá làm nên tên tuổi của tàu ngầm Kazan

Tàu ngầm Kazan là một trong những tàu ngầm mạnh nhất thế giới hiện nay, để có thể chế tạo thành công con tàu này, Nga đã phải trả giá không hề nhỏ.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !