Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh

Khoác trên mình bộ quần áo cũ, những giáo viên trường vùng cao “vượt rừng” đi vận động học sinh. Sự âm thầm hy sinh ấy đã kéo dài hàng chục năm nay.

Tâm sự trên đường “vượt núi”

Những ngày đầu năm học, chúng tôi tìm về ngôi trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Krong (xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai).

Nhìn từ xa, ngôi trường nằm giữa lòng chảo với 4 bề bao vây bởi núi cao. Xã Krong là một xã vùng khó với 100% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số người Ba Na nên đời sống vô cùng khó khăn, quanh năm bám lấy cây lúa rẫy, cây mì trên nương.

Chính vì vậy mà bà con chưa ý thức được việc học của những đứa con mình. Bởi thế nhiệm vụ xuyên suốt của các thầy cô giáo là “bám bản” để đi vận động những học sinh vắng học…

Gian nan hành trình xuyên rừng đi vận động học sinh ra lớp

Thầy Nguyễn Văn Thuấn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường có tổng 277 học sinh, 100% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na.

Đây là trường bán trú nhưng vì điều kiện học sinh sống xa trường nên nhà trường phải tạo điều kiện để giữ các em lại ở nội trú. Dù biết như vậy sẽ gánh nặng trong việc lo cho các em cơm ngày 3 bữa”.

Nhưng nhà trường vẫn nỗ lực, cố gắng vì chất lượng giáo dục vùng cao. Việc “băng rừng” vào các làng để vận động học sinh luôn là nhiệm vụ xuyên suốt, thường trực của các thầy cô giáo chủ nhiệm”.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 1
Gian nan hành trình vượt rừng dưới trời mưa bão để đi vận động học sinh của các thầy cô giáo trường Krong

Buổi sáng đầu tuần, các giáo viên chủ nhiệm điểm danh và báo với ban giám hiệu có 6 học sinh của làng Pngăn (xã Krong, Kbang, Gia Lai) vắng học. Sau buổi cơm trưa, 6 thầy cô giáo khoác trên mình bộ quần áo cũ để chuẩn bị vượt cánh rừng già để đi tìm học sinh trong các nhà đầm (nhà trên rẫy).

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 2
Để đến được với khu nhà đầm, các thầy cô giáo phải len lỏi qua những con đường mòn vào Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Thầy Dương Văn Phúc (Phó hiệu trưởng) cho biết: “Học sinh ở làng Pngăn và các làng khác thường cùng với bố mẹ làm rẫy ở nhà đầm kéo dài hàng tháng trời.

Do vậy, nếu có học sinh vắng thì chúng tôi phải vào tận nhà rẫy để tìm và đưa các em trở lại trường. Con đường dẫn vào đó cũng đi mất cả vài ngày trời, chủ yếu là đi bộ, vượt qua những cánh rừng già, vực sâu rất nguy hiểm”.

Dứt câu, thầy Phúc cùng các giáo viên khăn gói đi về hướng làng Pngăn. Để vào được đó, thầy cô phải đi bộ khoảng chục cây số, rồi xuyên qua cánh rừng Quốc gia Kon Ka Kinh. Sau khi đi xe máy khoảng 5 cây số đường rừng, các thầy cô bắt đầu để xe máy trước một vực sâu và bắt đầu hành trình “vượt rừng” đi tìm học sinh của mình.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 3
Trên đường đi xuyên rừng tìm học sinh, các thầy cô cũng tranh thủ hái măng rừng về cải thiện bữa ăn

Vừa đi, Thầy Phạm Minh Chí (SN 1973, giáo viên trường PTDTBT Tiểu học và THCS Krong) tâm sự: “Tôi về làm giáo viên trong này hơn 20 năm. Lúc mới vào là một chàng trai trẻ nhưng giờ đầu đã 2 thứ tóc.

Trước kia, vùng núi rừng Krong đang là một vùng trắng giáo dục, người dân vẫn sống theo kiểu thời nguyên thủy trong vùng lõi VQG Kon Ka Kinh. Để “con chữ” đến được với người dân, chúng tôi phân công nhau vào lập trường ở trong rừng sâu.

Sau khi trường mới xây dựng thì tất cả chuyển về đó. Tuy nhiên, nhiều em vắng học thì chúng tôi lại đi vào để vận động học sinh trở lại trường, kiếm cái chữ”.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 4
Thầy Dương Văn Phúc, là một trong những giáo viên đã gắn bó hơn 20 năm để lập trường, đưa "cái chữ" đến với học sinh đồng bào

“Chúng tôi là những người thầy, sứ mệnh chính là đưa “cái chữ” đến với học sinh. Điều khiến tôi bám trụ gần 20 năm là bà con dân bản coi chúng tôi như con. Học sinh ở đây cũng xem tôi và các giáo viên khác như cha mẹ.

Trước đó, cũng có một chính sách ưu tiên cho những giáo viên dạy 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn được chuyển về vùng xuôi. Nhưng tôi đã dành cho các thầy cô trẻ, còn cuộc đời tôi đã dành với vùng Krong này rồi…”, thầy Chí bộc bạch.

“Săn trò” trong rừng sâu

Con đường dẫn vào làng Pngăn là một lối mòn xuyên qua cánh rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Các thầy cô giáo phải đi bộ, vượt qua những ghềnh đá cheo leo, hiểm trở. Cúi người bám vào những dốc đá cao, dựng thẳng đứng.

Thầy Phúc cho biết: “Đây là con đường duy nhất để vào được làng Pngăn. Mỗi tuần, chiều thứ 6 thì hàng chục em làng Pngăn lại trở về làng bằng con đường này và thứ 2 trở lại trường đi học. Nếu em nào không trở lại trường thì chúng tôi lại phải vượt rừng để vào vận động các em ra học”.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 5
Giữa rừng có những cụm làng được gọi là nhà đầm. Sau mỗi tuần học, các học sinh thường vào đây ở để theo bố mẹ lên nương rẫy

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ đi bộ, len lỏi qua những cánh rừng già thì chúng tôi cũng đến được với một cụm bản đầu tiên. Tuy nhiên, mọi người đã lên rừng kiếm cái ăn hoặc đi làm nương rẫy.

Các thầy cô phải đi tiếp thêm 3km đến cụm bản thứ 2 để hỏi về thông tin những em học sinh vắng học. Từ trong căn nhà đầm bước ra, em Phách (Học sinh lớp 7) và Kiech (Học sinh, lớp 8, cùng trú tại làng Pngăn) bước ra lễ phép chào thầy giáo với vẻ mặt ngại ngùng.

Tiếng thầy Phúc nhẹ hỏi: “Sao Phách và Kiech không đến lớp, quên thầy cô giáo với bạn rồi ạ”. Lúc này, Kiech trình bày: “Cuối tuần em về nhà rồi theo bố mẹ vào rừng sâu để dặm cây lúa rẫy. Ngủ trong rừng 3 ngày mới trở lại nhà đầm nên không kịp đến lớp thầy ạ.”.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 6
Vì sống ở rừng từ nhỏ nên các học sinh đồng bào Ba Na thường hay nhút nhát. Từ việc vận động đi học đến sách vở, quần áo đều đặt lên vai thầy cô giáo

Sau đó, Kiech và Phách đã được các thầy dẫn đi cùng để trở về trường. Hành trình cứ tiếp tục từ cụm bản này qua cụm bản khác. Băng qua những cánh rừng vào tận vùng lõi Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Đến 4h chiều, các thầy đã tìm được 4/6 trò của  vắng học và dẫn trở lại trường. Trên đường đi, thầy trò lại tranh thủ lấy ít măng rừng về cải thiện bữa ăn.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 7
Trong lúc đi tìm học sinh, thầy cô giáo cũng luôn dành thời gian trò chuyện, gửi gắm bà con dân bản luôn nói học sinh ra trường chuyên cần

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Hải (Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Kbang) cho hay: “Ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị toàn huyện đã cùng chung tay trong việc vận động học sinh ra lớp. Tuy nhiên, học sinh đồng bào thường theo bố mẹ đi vào nhà đầm sinh sống.

Xót xa cảnh thầy cô giáo “xuyên rừng” đi vận động học sinh - 8
Để đưa học sinh ra lớp đều đặn, các giáo viên luôn chủ đồng tiếp xúc gần gũi với bà con. Qua đó, tạo lòng tin thì bà con mới giao học trò cho nhà trường dạy cái chữ

Chính vì vậy, các thầy cô cũng thường xuyên vào làng cũ để vận động học sinh ra lớp. Từ khi lập trường bán trú, tình trạng học sinh bỏ học đã không còn, học sinh vắng học ngày càng ít dần. Phụ huynh cũng có ý thức trong việc đưa con đến trường học”.

Theo dantri.com.vn

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !