Xót xa 2304 tỉ đồng mỗi năm chữa bệnh do thuốc lá

Chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong hàng chục bệnh liên quan đến thuốc lá đã là 2.304 tỷ đồng.

Theo một nghiên cứu khoa học mới đây nhất, các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng trong 1 điếu thuốc lá không chỉ chứa nhiều chất hoá học độc hại mà còn có cả chất phóng xạ vô cùng nguy hiểm tới con người.

Đó là thông tin được Bà Trần Thị Trang, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết trong buổi Hội thảo cập nhật thông tin báo chí về Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Health Brige Canada tại Việt Nam tổ chức sáng nay.

Theo báo cáo của Vụ Pháp chế, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta rất cao: 15,3 triệu người. Tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc là gần 60%. Chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong hàng chục bệnh liên quan đến thuốc lá đã là 2.304 tỷ đồng. Đây là một khoản chi phí lớn.

Xót xa 2304 tỉ đồng mỗi năm chữa bệnh do thuốc lá - ảnh 1
Bà Trần Thị Trang, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế): Chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong hàng chục bệnh liên quan đến thuốc lá đã là 2.304 tỷ đồng, một khoản chi phí không hề nhỏ. Ảnh NL

Tác hại của thuốc lá vô cùng lớn. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam cho thấy hàng năm có tới 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Theo tính toán, năm 2030 sẽ tăng lên thành 70.000 người/năm. Báo cáo của Bệnh viện K năm 2000 cho biết tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có nguyên nhân từ thuốc lá là 96,8%.

Ngày 18/6/2012, tại Kỳ họp thứ III của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống tác hai thuốc lá và ngày 23/7/2012, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật này. Luật có 5 chương và 35 điều với các chính sách pháp luật cơ bản về giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, kiểm soát chặt chẽ để giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là làm sao để đưa Luật vào thi hành có hiệu quả và việc xử phạt hành chính sẽ diễn ra như thế nào khi mà nhiều cơ quan, ban ngành đều có thẩm quyền xử phạt?

Trước vấn đề này, Ths. Trang cho biết: Việc đưa Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá vào thực thi trước hết là mang tính răn đe, giáo dục và tuyên truyền để người dân hiểu tác hại của thuốc lá đối với bản thân cũng như cộng đồng và lợi ích của việc cai thuốc. Trước mắt cần đầy mạnh tuyên truyền để cộng đồng hiểu được Luật này. Thực thi Luật đạt hiệu quả không thể trong một sớm một chiều. Mọi quy định về xử phạt hành chính và thẩm quyền xử phạt sẽ được quy định cụ thể trong Luật và trong quá trình thực hiện sẽ từng bước nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong luật này. Đồng thời cũng nêu rõ các hành vi, địa điểm bị nghiêm cấm hút thuốc, cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, số lượng điếu thuốc trong bao, gói thuốc… Tất cả những vi phạm đều có mức xử phạt hành chính nhất định.

Xót xa 2304 tỉ đồng mỗi năm chữa bệnh do thuốc lá - ảnh 2
Những hình ảnh như thế này sẽ được in ít  nhất là 50% diện tích hộp thuốc lá để cảnh báo tới người dùng. Ảnh IT

Theo đó, trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Sẽ phạt tiền từ 200 – 500 nghìn đồng đối với các hành vi hút thuốc tại điểm có quy định cấm hoặc bỏ tàn, bỏ mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại những địa điểm được phép hút.

Phạt tiền từ 3-5 triệu đối với chủ cơ sở: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc. Không yêu cầu người vi phạm cấm hút thuốc lá trong cơ sở của mình hoặc không tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá…

Đối với vi phạm các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng còn các vi phạm về bán thuốc sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đến 2 triệu đồng. Đối với nhà sản xuất khi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng và có các hình thức xử phạt bổ sung khác… Việc xử phạt ra sao và thẩm quyền phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thuộc đơn vị nào đều được quy định rõ trong Luật.

Tại buổi Hội thảo, Bà Phạm Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức Health Brige Canada tại Việt Nam phát động cuộc thi báo chí viết về Phòng chống tác hại thuốc lá. Bà Hoàng Anh cho biết: cuộc thi này nhằm mục đích lôi kéo sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề phòng chống tác hại thuốc lá và đặc biệt đối với luật phòng chống tác hại thuốc lá. Giúp tăng cường hiểu biết của người dân về luật này.

Đồng thời, khuyến khích các cơ quan, tổ chức thực hiện môi trường không khói thuốc ở các nơi công cộng như trường học, công sở, bệnh viện, nhà trường… nhằm bảo vệ người dân khỏi tác hại của khói thuốc. Bên cạnh đó cũng vạch trần thủ đoạn của các công ty thuốc lá trong việc làm giảm các nỗ lực phòng chống thuốc lá.

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1/5/2013 tới đây. Việc thực thi luật đạt hiệu quả đến đâu cần sự quan tâm, góp sức của cả cộng đồng.

Theo con số báo cáo của Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 thì bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi trên 1,5 triệu năm sống khỏe mạng của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam.

Lan Nguyễn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !