Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Khi dân là chủ thể

Tại xã Quế Cường-Quế Sơn-Quảng Nam, trong xây dựng NTM, người dân đóng vai trò chủ thể.

 Dù không được chọn làm mô hình điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) nhưng qua 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia này, xã Quế Cường (Quế Sơn) đã thay da đổi thịt. Theo lãnh đạo địa phương, có được thành quả ấy chính là nhờ sự linh hoạt, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tinh thần đồng thuận cao trong nhân dân...

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Khi dân là chủ thể - ảnh 1
Nhờ chú trọng thu hút đầu tư, hàng trăm lao động ở địa phương có việc làm ổn định tại các nhà máy.

Hiệu quả từ nông - lâm kết hợp

Ông Phan Quốc Mạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Cường cho biết, hiện mỗi vụ nông dân trên địa bàn canh tác 115ha lúa, trong đó có hơn 90% diện tích chủ động nước tưới. Nhằm giúp nhà nông nhanh chóng nâng cao năng suất lúa, thời gian qua chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với ngành nông nghiệp huyện Quế Sơn tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyển giao các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, đưa những loại giống có chất lượng vào gieo sạ trên diện rộng. Nhờ nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều khâu nên trong vòng 5 năm trở lại đây Quế Cường liên tục được mùa, năm 2011 năng suất lúa bình quân toàn xã chỉ đạt 40 - 45 tạ/ha thì nay tăng lên 55 - 60 tạ/ha.

Từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã Quế Cường đã khẩn trương quy hoạch, xây dựng cánh đồng Quang tại thôn Xuân Lư thành cánh đồng mẫu rộng 10ha. Nhờ áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật, năng suất trên cánh đồng mẫu này luôn đạt 80 tạ/ha, tăng 20 - 25 tạ/ha so với những chân ruộng sản xuất đại trà. Đặc biệt, địa phương cũng chuyển đổi 100 sào đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai, tập trung chủ yếu ở các thôn Phú Cường 1, Thạch Khê, Xuân Lư, bình quân mỗi vụ 1ha đất trồng bắp lai thu được mức lãi ròng khoảng 15 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với gieo sạ lúa.

Tháng 6.2011, khi phát động xây dựng mô hình NTM, Quế Cường mới chỉ đạt 2 tiêu chí. Nhờ nỗ lực thực hiện nên tới giữa tháng 10.2015 xã đã đạt 10 tiêu chí. Được biết, 5 năm qua tổng nguồn vốn mà địa phương huy động để đầu tư cho chương trình này là hơn 38 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 1,7 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 24 tỷ đồng, còn lại là vốn tín dụng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và vốn của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2015 Quế Cường sẽ hoàn thành thêm 2 tiêu chí nữa và phấn đấu tới năm 2019 cán đích NTM.

Phát huy lợi thế đất gò đồi, nhiều năm nay người dân Quế Cường tập trung mọi nguồn lực phát triển mạnh cây keo nguyên liệu, trong đó hộ ông Trần Ngọc Mai ở thôn Thạch Khê là một điển hình. Dẫn chúng tôi thăm cánh rừng xanh bạt ngàn, ông Mai hồ hởi: “Nhờ cần mẫn khai hoang, cải tạo nên bây giờ gia đình tôi đã có trong tay 11ha đất chuyên trồng keo lai. Từ năm 2000 đến nay, bình quân hàng năm tôi khai thác 2ha, kiếm lời được ít nhất 90 triệu đồng”. Theo ông Mạnh, toàn xã hiện có 567ha đất trồng rừng kinh tế, phân bố ở 3 thôn là Phú Cường 1, Phú Cường 2, Thạch Khê. Mỗi năm người dân địa phương khai thác bán ra thị trường 70ha keo nguyên liệu, thu về hơn 6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi ròng không dưới 4 tỷ đồng…

Chú trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Quế Cường nằm sát tuyến ĐT611, lại gần trục quốc lộ 1 cùng với mặt bằng rộng thoáng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh ngành công nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch UBND xã cho biết, ngay sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, địa phương đã tập trung đẩy mạnh việc cải tạo, san ủi mặt bằng tại Cụm công nghiệp Quế Cường với tổng diện tích 48ha. Đồng thời đầu tư 18 tỷ đồng thi công kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm thu hút các doanh nghiệp vào xây dựng cơ sở sản xuất – kinh doanh. Ông Sơn nói: “Hiện nay, tại Cụm công nghiệp Quế Cường có 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất gạch tuynel đang hoạt động rất ổn định. Các nhà máy này không chỉ giải quyết đầu ra cho một số loại nông sản mà còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 1.000 lao động, trong đó có khoảng 700 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng”.

Song hành với phát triển công nghiệp, những năm qua các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Quế Cường cũng được duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện toàn xã có 16 cơ sở mộc mỹ nghệ, cơ khí, làm bún, may mặc, xay xát… giải quyết việc làm ổn định cho hơn 60 lao động. Ông Sơn thông tin thêm, nhờ chú trọng thực hiện nhiều khâu nên năm 2015 này tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã ước đạt 64,3 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2011.

Vì cuộc sống dân sinh

Thời gian qua, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, Quế Cường đã tiến hành bê tông hóa hàng loạt tuyến giao thông quan trọng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Nguyễn Hữu Sơn, trong tổng số gần 42km đường giao thông nông thôn trên toàn xã thì đến nay đã có 25km được đổ bê tông với tổng kinh phí đầu tư hơn 16,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 55%, phần còn lại do người dân đóng góp. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, rất nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến 3 nghìn mét vuông đất, dỡ bỏ tường rào, cổng ngõ, vật kiến trúc, chặt phá nhiều loại cây cối và tham gia hàng nghìn ngày công lao động để làm đường. Mấy năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn huy động xã Quế Cường cũng tập trung nâng cấp, mở rộng mạng lưới điện nông thôn, đảm bảo cung ứng điện thường xuyên và an toàn cho tất cả 1.139 hộ dân…

Mặt khác, từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, xã đã xây dựng mới trạm y tế với quy mô 2 tầng, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Ông Sơn chia sẻ: “Trong xây dựng NTM, người dân đóng vai trò chủ thể. Vì vậy, trước khi triển khai đầu tư thi công bất cứ một công trình gì, chúng tôi cũng luôn đảm bảo việc công khai, minh bạch và chú trọng đến tính thiết thực, hiệu quả gắn với nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân. Nhờ đó, Quế Cường đã tạo được sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, hình ảnh NTM đang dần hiện hữu trên những nẻo đường”.

Mai Hương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !