Vườn dâu tây công nghệ cao cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày

Với 2ha dâu tây công nghệ cao, mỗi ngày gia đình ông Trần Đức Nam thu hoạch 100kg trái bán cho đối tác, thu về hàng chục triệu đồng.

 

Từ năm 2019, gia đình ông Trần Đức Nam bắt đầu sản xuất 2ha dâu tây theo hướng công nghệ cao với tên gọi Nam Anh Farm tại tổ 4, thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Đến nay, vườn dâu phát triển ổn định và trở thành một trong những khu vườn nổi tiếng ở Đà Lạt.   

 

Theo ông Nam, để dâu tây có sự phát triển tốt nhất, gia đình xây dựng hệ thống nhà kính công nghệ cao và xây dựng hệ thống dàn trồng cách mặt đất khoảng 1,2m. Ở nền vườn, gia đình ông sử dụng bạt nhựa để lót toàn bộ bề mặt nhằm ngăn chặn cỏ dại và các loài côn trùng gây hại.

 

"Dâu được trồng trên giá thể xơ dừa kết hợp hệ thống tưới nước, bón phân tự động thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Do vậy, cây có sự phát triển đồng đều, năng suất rất cao", ông Trần Đức Nam chia sẻ. 

 

Để tạo ra sản phẩm dâu tây chất lượng, gia đình ông Nam nhập giống từ Nhật Bản về trồng. Chủ vườn thổ lộ: "Sau 3 tháng trồng là cây bắt đầu cho thu hoạch. Giống tốt, kết hợp quy trình chăm sóc hiện đại nên đến nay, lứa dâu đầu tiên vẫn khỏe mạnh, cho thu hoạch quanh năm với năng suất khá cao. Theo đơn vị cung cấp giống, trong trường hợp chăm sóc tốt, dâu tây có thể thu hoạch liên tiếp trong 5 năm". 

 

Hiện nay, gia đình ông Nam đã áp dụng công nghệ IOT (kết nối vạn vật) vào sản xuất. Các giá thể được lắp đặt hệ thống cảm biến để theo dõi về nhiệt độ, độ ẩm, độ Ec, pH... để đưa ra quy trình chăm bón phù hợp nhất.  

 

Đối với xơ dừa trồng dâu tây, gia đình ông Nam phải thực hiện quy trình xử lý các mầm bệnh, côn trùng có hại sau đó đưa vào sản xuất. Về quy trình trồng, gia đình ông Nam dùng đá núi lửa để lót đáy giá thể sau đó trải xơ dừa ở phía trên và đặt giống. Phần xơ dừa và chất dinh dưỡng được bổ sung thêm theo thời gian sinh trưởng của cây.    

 

Hiện nay, gia đình ông Trần Đức Nam đang tổ chức sản xuất dâu tây theo quy trình VietGAP. Sản phẩm dâu tây được đảm bảo an toàn, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên du khách có thể thưởng thức tại vườn.

 

Theo ông Trần Đức Nam, chủ Nam Anh Farm, Đà Lạt có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển dâu tây nên vườn cho thu hoạch quanh năm.

 

Bình quân, mỗi ngày gia đình ông Nam thu hoạch 100kg dâu tây và đóng gói bán cho các đối tác tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai và một số địa phương khác.

 

Trong tổng số 2ha vườn, gia đình ông Trần Đức Nam xây dựng khu vực dành cho khách du lịch trải nghiệm. Tại đây, du khách được tham quan, thử dâu tây miễn phí và có thể tự thu hoạch, mua dâu tây làm quà. 

 

Hiện nay, gia đình ông Trần Đức Nam đang bán dâu tây cho đối tác theo các khung giá 300.000 đồng, 400.000 đồng, 500.000 đồng/kg.

 

Một du khách trải nghiệm hái dâu tây tại Nam Anh Farm.

 

Sản phẩm dâu tây của gia đình ông Trần Đức Nam hiện được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và được UBND TP Đà Lạt cấp quyền sử dụng nhãn hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành.

 

Thời gian tới, gia đình ông Trần Đức Nam kết hợp với các đơn vị, doanh nghiệp nhằm thực hiện các quy trình sản xuất mới để tạo ra sản phẩm dâu tây chất lượng cao. Gia đình ông Nam dự kiến thả các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng thay vì sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật như hiện nay. 

Theo nongnghiep.vn

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.

Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…

Chàng trai Bắc Giang bỏ phố về quê sản xuất tinh dầu, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Từ bỏ cuộc sống ở thành thị, anh Trịnh Văn Hoàn (SN 1990), thôn Trại Va, xã Đông Phú (Lục Nam - Bắc Giang) quyết định về quê lập nghiệp. Sau gần 6 năm hoạt động, mô hình chiết xuất tinh dầu từ phụ phẩm nông nghiệp của anh thu về tiền tỷ mỗi năm.