Vụ sàm sỡ trên xe khách không ai lên tiếng: Phải chăng người thiện đang sợ người ác?

“Những năm gần đây một số nề nếp xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát nó nhưng cũng rất khó khăn. Chuyện đó làm cho người thiện sợ người ác. Người chân chính muốn bảo vệ lẽ phải thì sợ bị trả thù, sợ chính mình cũng bị xâm hại”.

Đây là chia sẻ của đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng) với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay (10/6) về vụ việc nữ sinh bị sàm sỡ trên xe khách Phương Trang và sự im lặng đáng sợ của những người xung quanh trước những cái xấu hiện nay.

Người thiện đang sợ... người ác?

Mấy ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước câu chuyện một cô gái trẻ chia sẻ việc mình bị sờ soạng nhiều lần khi đang trên đường từ quê vào TP.HCM. Cụ thể, sự việc xảy ra vào rạng sáng 5/6, khi cô mua vé và lên chiếc xe giường nằm của hãng vận tải Phương Trang tuyến Ninh Hòa (Khánh Hòa) đến Bến xe miền Đông (TP.HCM). Khi cô gái đang ngủ thì nhân viên xe khách trên đã sờ soạng và hôn cô nhiều lần. Điều đáng nói là khi cô gái truy hô, mọi người xung quanh chỉ nhìn một cách dửng dưng.

Lý giải việc nhiều người thờ ơ với những sự việc xảy ra xung quanh mình, đại biểu Thanh Tùng lý giải, khi xã hội càng phát triển thì sự riêng tư hóa càng cao, con người ta đang có xu hướng chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích cá nhân mình thôi chứ không quan tâm đến xung quanh.

ĐB Bùi Thanh Tùng

Đã có rất nhiều đại biểu đánh giá và dư luận gần đây phản ánh về thực trạng, những năm gần đây một số nề nếp, đạo đức xã hội xuống cấp, đại biểu Thanh Tùng nhấn mạnh “chúng ta đang cố gắng kiểm soát nó nhưng cũng rất khó khăn”.

“Chuyện đó làm cho người người thiện sợ người ác. Người chân chính muốn bảo vệ lẽ phải thì sợ bị trả thù, sợ chính mình cũng bị xâm hại. Những trường hợp đó họ bức xúc nhưng phải làm lơ, coi như không nhìn, không nghe thấy”, đại biểu Tùng bày tỏ.

Chế tài xử phạt chưa nghiêm

Chia sẻ vì sao những hành vi này cứ bị lặp đi lặp lại nhiều lần, đại biểu Thanh Tùng cho rằng, các chế tài xử phạt của chúng ta với các hành vi như vậy dù đã có quy định nhưng thực thi chưa nghiêm. Hoặc chưa thực sự sâu sát hoặc vì nể, vì một lý do nào đó nên chưa quyết liệt.

“Khi xảy ra những hành vi như vậy đôi khi không chỉ là xử lý hình sự, phạt nặng mà nhiều nước còn sử dụng phương pháp rất hay như là đeo biển viết hành vi sai phạm và cho đứng trước những nơi công cộng. Cách làm này khiến những người có hành vi như vậy cảm thấy xấu hổ, những người khác sẽ không dám thực hiện”, đại biểu Tùng nhấn mạnh.

Chung quan điểm này, đại biểu Triệu Thế Hùng (Đoàn Lâm Đồng), Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, qua những câu chuyện gần đây cho “có sự vô cảm của người dân”.

Đại biểu Triệu Thế Hùng (Lâm Đồng)

Họ ngại không lên tiếng bởi sợ bị ảnh hưởng, liên lụy đến bản thân của người ta. “Sự tương thân tương ái bây giờ có vẻ như đang bị suy giảm ở một số bộ phận khi cho rằng, không phải việc của mình thì không tham gia. Điều đó là rất đáng buồn.”, đại biểu Triệu Thế Hùng chia sẻ.  

Theo đó, đại biểu Hùng kiến nghị pháp luật phải nghiêm minh với những hành vi xấu, trong đó có những vụ phải xử đến nơi đến chốn để làm gương chứ không phải chỉ dừng ở hình thức phạt tiền (như trường hợp nam thanh niên sàm sỡ nữ sinh trong thang máy ở Hà Nội phạt 200.000 đồng – PV), rồi lại thả ra.

“Tôi cũng kêu gọi mọi người nên phát huy truyền thống "tương thân tương ái", "thương người như thể thương thân"... Hãy đặt tình huống người bị hại đó là người thân của mình để chia sẻ và có trách nhiệm. Một người thì còn sợ nhưng nếu rất nhiều người cùng đồng thanh lên tiếng thì rõ ràng cái xấu phải đẩy lui.  

 Và để người tốt không sợ người ác thì chúng ta phải tăng cường tuyên truyền cho cả người dân và đội ngũ thực thi pháp luật. Nội dung nào trong pháp luật chưa đủ sức răn đe thì sửa đổi, bổ sung”, đại biểu Thanh Tùng bày tỏ.

Nói thêm về trường hợp Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng) chậm xử lý khiến nhiều người cho rằng “công lý chỉ là diễn viên hài”, có lên tiếng cũng thế, nên họ “chả dại gì, chả phải đầu lại phải tai” trong những vụ việc tương tự, đại biểu Bùi Thanh Tùng cho rằng, vụ việc ông Linh đang thực hiện theo đúng quy trình tố tụng, các cơ quan cũng phải củng cố chứng cứ. Vừa rồi cũng đã khởi tố. Từ lúc khởi tố tới xét xử cũng phải có thời gian, không thể xảy ra là xử lý ngay.

N. Huyền

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !