Vinsmart xác lập kỷ lục 16,7% thị phần trong 15 tháng

VinSmart vừa bất ngờ vươn lên chiếm lĩnh 16.7% thị phần điện thoại thông minh Việt Nam, chính thức xác lập kỷ lục tăng trưởng chưa từng có trên thị trường chỉ sau 15 tháng ra mắt.

Thông tin được công bố trong báo cáo tháng 3/2020 của hãng nghiên cứu thị trường GfK – một trong những công ty nghiên cứu thị trường uy tín nhất thế giới

Theo báo cáo thị trường tuần cuối tháng 3/2020 do GfK thực hiện, sau bảy tuần liên tiếp tăng trưởng hai con số, điện thoại Vsmart của Công ty VinSmart đã chính thức đạt 16.7% thị phần, gia nhập nhóm ba thương hiệu có thị phần trên 15%; đồng thời giữ vững ở khoảng cách xa so với nhóm thương hiệu còn lại.

GfK ghi nhận, smartphone Vsmart chiếm ưu thế vượt trội trong phân khúc điện thoại phổ thông, có giá từ 1-3 triệu đồng. Trong đó, mẫu điện thoại Vsmart Joy 3 là nhân tố tăng trưởng đột phá, với kỷ lục bán ra đạt 12.000 máy trong vòng 14h đầu ra mắt. Tính đến hết tháng 3/2020, Vsmart Joy 3 (phiên bản 2GB và 3GB RAM) đã lọt vào nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất phân khúc 2-3 triệu, mang về 13,3% thị phần cho VinSmart.  

Bên cạnh nỗ lực gia tăng thị phần, VinSmart còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao tỷ trọng của các dòng điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng. Theo báo cáo của GfK, từ 1% tổng thị trường vào đầu tháng 2/2020 – đến cuối tháng 3/2020, phân khúc dưới 1 triệu đồng đã tăng lên 4,4%, trong đó Vsmart chiếm 77%. Tương tự, phân khúc điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng đã tăng từ 6.5% lên 11.1%, trong đó Vsmart chiếm 70% toàn phân khúc. 

Các sản phẩm Vsmart được đánh giá là tối ưu chất lượng và tính năng trong tầm giá, với thiết kế hiện đại, hấp dẫn. Không chỉ có hiệu năng mạnh mẽ, camera, dung lượng pin, sạc nhanh… vượt trội trong phân khúc, VinSmart còn sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng rộng khắp, với những chính sách ưu đãi đột phá cho người tiêu dùng như bảo hành 1 đổi 1 trong 101 ngày, bảo hành 18 tháng. 

Đặc biệt, việc VinSmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông từ 1-3 triệu đồng đã góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cho đông đảo người Việt.

Ông Trần Minh Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần và Nghiên cứu VinSmart cho biết: “Với mức tăng trường thị phần 260% từ đầu 2020 đến nay, đạt 16.7% thị phần chỉ sau 15 tháng ra mắt – cho thấy VinSmart đang đi đúng hướng. Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục tối ưu hóa sản phẩm sao cho chất lượng ngày càng tốt hơn, đón đầu các xu thế mới nhanh hơn với giá cả cạnh tranh hơn, để điện thoại Việt không chỉ đáp ứng tốt thị trường trong nước mà còn tiến nhanh, tiến mạnh ra thế giới”.

Tính đến hết tháng 3/2020, VinSmart đã ra mắt thị trường 12 mẫu điện thoại và 5 mẫu ti vi thông minh và mở rộng thị trường sang Myanmar, Nga. Trước đó, tháng 11/2019, VinSmart đã khánh thành giai đoạn 1 của Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Với diện tích gần 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm – đây là một trong những nhà máy sản xuất thiết bị điện tử có quy mô và công suất lớn nhất trong khu vực.

Công ty Nghiên cứu và sản xuất VinSmart, thành viên của Tập đoàn Vingroup, được thành lập vào tháng 6/2018, với sứ mệnh trở thành công ty công nghệ Toàn cầu, kiến tạo ra những sản phẩm điện tử cà công nghệ thông minh chất lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và kết nối với các thiết bị trên nền tảng IoT.

DN

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.