Tín hiệu tích cực ngày càng rõ, Vinamilk đón đà hồi phục trong cuối năm 2022

Nhu cầu tiêu thụ được dự báo dần hồi phục từ nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 trong khi giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của Vinamilk trong thời gian tới.

Tín hiệu hồi phục

Trong bối cảnh ảnh hưởng của “hậu Covid-19”, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước phải chịu áp lực từ giá cả nguyên vật liệu leo thang, chi phí vận chuyển và xăng dầu tăng mạnh. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty F&B cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng hoá tăng cao ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp quý 2/2022 của Vinamilk với sự cải thiện so với quý trước đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.

Tính riêng mảng nội địa, biên lợi nhuận gộp đã tăng 70 điểm cơ bản so với quý đầu năm nhờ vào một số yếu tố như: Yếu tố mùa vụ khi tiêu thụ sữa trong quý hè cao hơn; Biên lãi gộp của dòng sản phẩm sữa tươi 100% cải thiện so với cùng kỳ. Đây là thành quả của sự đầu tư mạnh mẽ của Vinamilk cho hệ thống trang trại bò sữa, tiến tới chủ động nguyên liệu sữa tươi. 

Các động lực trong ngắn và trung hạn

Cũng theo một dự báo của VNDirect, doanh thu nội địa của Vinamilk sẽ tăng trưởng 9,8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm khi nhu cầu phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ sữa trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 6% so với cùng kỳ về sản lượng, cao hơn mức 4% của năm trước. Dự báo này dựa trên một số cơ sở (1) mức nền tiêu thụ thấp trong năm 2021; (2) cầu tiêu thụ sữa tăng cao nhằm cải thiện sức khỏe và (3) nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cao hơn dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như sữa chua tăng cao. 

Các chiến lược tiếp thị của Vinamilk cũng bắt đầu mang lại hiệu quả và thúc đẩy doanh thu nội địa tăng trở lại từ quý 3/2022. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc hệ thống phân phối trong nửa đầu năm được kỳ vọng sẽ mang lại những cải thiện nhất định về tăng trưởng doanh thu trong những quý tới. Ngoài ra, việc học sinh quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè trong quý 3/2022 và Tết nguyên đán đến sớm được trong đợi sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các tháng cuối năm.

Trong tháng 7/2022, Vinamilk đã đón 2.500 con bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về để mở rộng đàn cho trang trại sinh thái Green Farm và tổ hợp trang trại Lao-Jagro. Dự án trang trại tại Lào (quy mô 8.000 con bò) dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào năm 2023. VNDirect ước tính dự án này sẽ giúp Vinamilk tăng khả năng tự chủ về nguyên liệu sữa đầu vào lên 4%. Tháng 5 vừa qua, Vinamilk và Mộc Châu Milk cũng đã nhấn nút khởi công dự án Thiên Đường sữa Mộc Châu và tiếp tục tăng đàn tại 13 trang trại hiện hữu. Các dự án này sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc của biên lợi nhuận gộp vào giá bột sữa thế giới trong dài hạn.

Cuối năm nay, Vinamilk dự kiến tiến hành khởi công dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có vốn đầu tư lên tới 4.600 tỷ đồng (gần 200 triệu USD), trên diện tích 25 ha. Đây được xem là “siêu nhà máy sữa” lớn nhất của Vinamilk ở khu vực phía Bắc và cũng là dự án nhà máy chế biến sữa có quy mô lớn nhất của tỉnh Hưng Yên được cấp quyết định chủ trương đầu tư tính đến thời điểm này. Với tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm, nhà máy sữa tại Hưng Yên là một trong các dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của Vinamilk trong 5 – 10 năm. Theo kế hoạch, đến quý 4/2025, công ty sẽ đưa toàn bộ dự án giai đoạn 1 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhà máy sữa Hưng Yên dự kiến khởi công vào cuối tháng 12/2022.

Nhà máy sữa Hưng Yên dự kiến khởi công vào cuối tháng 12/2022

Trong dài hạn, Vinamilk tiếp tục tìm kiếm thêm động lực tăng trưởng mới với các sản phẩm tiềm năng thông qua dự án bò thịt hợp tác cùng tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Dự án được triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư qua các giai đoạn đạt xấp xỉ 500 triệu USD. Giai đoạn 1 dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt/năm.

(Nguồn: Hà Linh - Nhịp Sống Thị Trường)

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.