Vì sao vắc xin 'muốn vượt rào' Nano Covax có quá ít thông tin được công bố?

GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc cho biết thông tin khoa học về vắc xin Nano Covax gần như trống trơn, không có một bài báo khoa học nào về vắc xin này được công bố.

 

Vắc xin Việt Nano Covax xin “vượt rào” cấp phép: Chuyên gia gợi ý cách làm

Vắc xin Việt Nano Covax xin “vượt rào” cấp phép: Chuyên gia gợi ý cách làm

Việc cấp phép sớm 1 vắc xin có thể xem xét nếu đủ điều kiện. Nên lập hội đồng chuyên môn và pháp chế để có ý kiến, dựa vào các ý kiến đó cơ quan quản lý quyết định có cấp phép hay không

GS Tuấn cho biết khi nhiều người hỏi ông về vắc xin này, ông bắt đầu tìm hiểu thì chỉ có một vài chi tiết thô sơ về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II được đăng kí trên trang ClinicalTrials.gov, không đủ để công chúng và giới khoa học đánh giá. Nhưng nhà sản xuất đã tuyên bố rằng 'Chúng tôi đã công bố thử nghiệm lâm sàng với thế giới, trong đó có trang ClinicalTrial.gov của Mỹ.

Hiện các thông tin về vắc xin này chỉ được nhà sản xuất thông tin trên báo chí. Và đến hiện tại, có 1.000 người tình nguyện tiêm liều một vắc xin Nano Covax, hiện sức khỏe ổn định, theo kế hoạch thử nghiệm giai đoạn III cần 13.000 tình nguyện viên. 

Theo GS Tuấn, các thử nghiệm lâm sàng do các công ty Pfizer, AstraZenaca, Moderna , Jonson&Jonson, và thậm chí Nga đều có số cỡ mẫu trên 23,000 người. Nếu mẫu thử nghiệm là 13 nghìn người thì vẫn thấp.

GS Tuấn cho biết số cỡ mẫu (hay tình nguyện viên) cho một thử nghiệm lâm sàng rất quan trọng. Quan trọng là vì nó không chỉ liên quan đến khoa học mà còn y đức. Nếu số cỡ mẫu thấp hơn cần thiết thì nghiên cứu sẽ không cho kết quả đáng tin cậy. Nếu số cỡ mẫu cao hơn cần thiết thì nhà nghiên cứu sẽ làm phiền và có thể nguy hiểm cho tình nguyện viên. Cả 2 tình huống đều thể hiện một sự vi phạm y đức.

Vì vậy Bộ Y tế nhận định về vắc xin Nano Covax là hợp lí. Số cỡ mẫu (1000 tình nguyện viên) còn quá thấp để biết được hiệu quả của vắc xin ra sao. Ngay cả nghiên cứu tuyển đủ 13.000 người thì có thể kết quả cũng không đủ tính thuyết phục vì số cỡ mẫu cần thiết có thể lên đến 27.000 người.

TS Nguyễn Hồng Vũ – nghiên cứu viên Viện City of Hope, California, USA  cho rằng để đánh giá được vắc xin này có thể “sử dụng được an toàn và hiệu quả” hay không dưới mắt các nhà khoa học còn cần biết nhiều thứ khác nữa như: khả năng sinh miễn dịch này có đặc hiệu không? Kháng thể được tạo ra bởi phản ứng miễn dịch này có “nhận ra” được virus và các biến thể mới của nó hay không?

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, sinh đủ kháng thể thì cũng phải xem xét kháng thể có thể bám và “trung hòa” được virus để ngăn chúng nhiễm vào tế bào hay không? Kháng thể có thể duy trì trong người được chích vắc xin là bao lâu? Người tiêm vắc xin có những triệu chứng phụ nào, tỉ lệ ra sao?

Những số liệu này cho đến nay của Nano Covax hoàn toàn không được tìm thấy ở bất cứ công bố khoa học nào cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng pha 1,2. Hiện chỉ có duy nhất thông tin từ Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vắc xin Nano Covax đạt 99,4% và hiện vắc xin này mới được 10 ngày bắt đầu pha 3 thử nghiệm lâm sàng thì lời đáp cho các câu hỏi trên cho kết quả pha 3 chưa có.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện công ty Nanogen cho biết họ làm khoa học thực tiễn không phải khoa học hàn lâm nên không làm các báo cáo đăng báo khoa học để các nhà khoa học đọc được. Hơn nữa, việc đăng ký trên Clinicaltrials.gov là có và hiện công ty sẽ chờ khi nào thử nghiệm hết cả ba giai đoạn mới bắt đầu đăng báo cáo chứ không làm báo cáo từng giai đoạn 1 như các công ty khác vẫn làm.

Ngoài ra, đại diện Nanogen cũng khẳng định họ cũng từng bị nhiều người nói Nano Covax mua công nghệ về. Tuy nhiên, Nanogen không mua nghiên cứu của một quốc gia nào mà tất cả đều là trí tuệ của các nhà khoa học của công ty.

“Để viết 1 bài khoa học cần 3 đến 6 tháng để chuẩn bị nên các nhà khoa học của công ty hiện chỉ dành thời gian viết báo cáo khoa học cho các cơ quan quản lý của Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức y khoa chứ không cần phải viết báo cáo cho các viện hàn lâm nước ngoài. Việc viết một bài báo rất khoa học rất mất thời gian “ – vị đại diện này nói.

 K.Chi 

 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Đang cập nhật dữ liệu !