Vì sao Triều Tiên phóng thử ICBM 'khủng nhất' từ trước tới nay?

Chủ tịch Kim Jong-un đích thân giám sát vụ phóng ICBM Hwasong-17, loại tên lửa có kích cỡ "khủng nhất" từ trước tới nay của Triều Tiên.

Hôm nay (25/3), truyền thông Triều Tiên đưa tin vụ phóng tên lửa mới nhất của nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới khổng lồ.

Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Chủ tịch Kim Jong-un xem vụ phóng ICBM Hwasong-17 nhằm thể hiện sức mạnh của lực lượng hạt nhân Triều Tiên và ngăn chặn mọi động thái từ phía Mỹ.

{keywords}
Chủ tịch Kim Jong-un giám sát vụ phóng thử ICBM "khủng nhất" từ trước tới nay của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Đây cũng là vụ thử nghiệm ICBM hoàn chỉnh đầu tiên của Triều Tiên kể từ năm 2017. Dữ liệu đường bay cho thấy, ICBM Hwasong-17 được phóng vào ngày 24/3 đã bay lên độ cao lớn hơn và bay xa hơn bất cứ tên lửa nào mà Triều Tiên từng phóng trước đây. Sau khi di chuyển, Hwasong-17 đã rơi xuống phía tây biển Nhật Bản.

Các nhà phân tích nhận định Hwasong-17 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng có kích cỡ lớn nhất từng được một quốc gia phóng trên hệ thống phóng di động trên mặt đất.

KCNA đưa tin, ông Kim đã hạ lệnh thực hiện phóng ICBM Hwasong-17 là vì “căng thẳng quân sự đang leo thang hàng ngày ở trong và xung quanh bán đảo Triều Tiên”, và “cuộc đối đầu lâu dài không thể tránh được với Mỹ, cùng mối đe dọa chiến tranh hạt nhân”.

Ông Kim khẳng định “các lực lượng chiến lược của Triều Tiên hiện sẵn sàng ngăn chặn và đáp trả mọi mối đe dọa quân sự nguy hiểm từ phía Mỹ”. Theo KCNA, ông Kim đã đích thân giám sát vụ phóng thử nghiệm ICBM Hwasong-17.

Việc Triều Tiên quay trở lại thực hiện các vụ thử nghiệm vũ khí quy mô lớn có khả năng tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ đang trở thành thách thức trực tiếp với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, giữa lúc ông chủ Nhà Trắng đang chú trọng tới giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ngay sau vụ phóng ICBM Hwasong-17 của Triều Tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng chỉ trích.

Những bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa được Triều Tiên phóng có kích cỡ lớn và được sơn hai màu trắng và đen.

KCNA cho hay ICBM Hwasong-17 đã bay xa 1.090 km và đạt độ cao tối đa là 6.248 km, đồng thời tấn công chính xác mục tiêu trên biển. Những thông số này trùng khớp với dữ liệu mà phía Nhật Bản và Hàn Quốc công bố.

ICBM Hwasong-17 lần đầu tiên được Triều Tiên trình làng trong cuộc diễu binh bất ngờ trong đêm hồi tháng 10/2020. Vào thời điểm đó, các nhà phân tích nhận định ICBM Hwasong-17 “lớn hơn rất nhiều” so với ICBM Hwasong-15 mà Triều Tiên từng công khai và thử nghiệm vào tháng 11/2017.

Tới tháng 10/2021, ICBM Hwasong-17 tiếp tục được trưng bày tại một triển lãm quân sự ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Giới chức Seoul và Washington cho hay các vụ phóng vào ngày 27/2 và 5/3 liên quan tới những bộ phận nằm trên hệ thống ICBM Hwasong-17 và nhằm chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm toàn diện như hôm 24/3.

Cũng trong ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố lệnh trừng hạt với 2 công ty Nga là Ardis Group và PFK Profpodshipnik LLC, công dân Nga có tên Igor Aleksandrovich Michurin, công dân Triều Tiên Ri Sung Chol, cùng Ban Đối ngoại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên thứ 2 của Triều Tiên trước cáo buộc chuyển giao các thiết bị nhạy cảm cho chương trình phát triển tên lửa của chính quyền Bình Nhưỡng.

Triều Tiên phóng tên lửa giữa lúc căng thẳng quân sự Nga - Ukraine

Triều Tiên phóng tên lửa giữa lúc căng thẳng quân sự Nga - Ukraine

Giữa lúc bùng nổ căng thẳng chiến sự giữa Nga và Ukraine, Triều Tiên đã lần đầu tiên cho phóng thử tên lửa sau 1 tháng tạm dừng. 

Minh Thu (lược dịch)

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Đang cập nhật dữ liệu !