Vì sao quả bưởi da xanh Bến Tre được chọn ‘mở hàng’ xuất khẩu sang Mỹ?

Sau 6 năm đàm phán, ngày hôm qua (28/11), lô bưởi da xanh đầu tiên của Việt Nam chính thức được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ. Theo đó, bưởi được xuất khẩu là giống bưởi da xanh trồng tại Bến Tre.

Theo quy định của Mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý quả bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) và Cơ quan kiểm dịch động-thực vật Mỹ (APHIS); quả không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; được xử lý chiếu xạ; được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại phía Mỹ quan tâm như các loại ruồi đục quả. Đặc biệt lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp quản lý đối với nấm.

Bên cạnh đó, các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Mỹ phải được xử lý chiếu xạ với với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện bưởi tươi Việt Nam đã được xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng xuất khẩu hơn 3.000 tấn trong năm 2021. Với việc Mỹ chấp nhận cho nhập khẩu trái bưởi Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu bưởi sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Song, trước mắt sẽ xuất khẩu bưởi da xanh đầu tiên, sau đó làm tiếp các loại bưởi đặc sản khác.

Sau thời gian triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là tập trung tập huấn cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về yêu cầu nhập khẩu của Mỹ, ngày hôm qua (28/11), Bộ NN&PTNT phối hợp tỉnh Bến Tre tổ chức xuất khẩu lô hàng bưởi tươi đầu tiên sang Mỹ. 
Hiện nay, giá bưởi da xanh dao động khoảng 15.000-25.000 đồng/kg tùy loại, dịp Tết Quý Mão 2023, dự báo giá bưởi gia xanh tăng lên khoảng 30.000-40.000 đồng/kg. 

Theo Sở NN&PTNT Bến Tre, bưởi da xanh là loại cây ăn trái đặc sản có nguồn gốc tại Bến Tre. 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Riêng tỉnh Bến Tre có diện tích trồng bưởi da xanh lớn nhất, khoảng 9.000ha, tập trung ở các huyện Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm và TP Bến Tre. Và bưởi da xanh cũng là cây trồng chủ lực của tỉnh. 

Nhiều năm qua, Sở NN&PTNT Bến Tre đã phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn, tuyên truyền và vận động người dân canh tác bưởi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ nhằm xây dựng ngành nông nghiệp với vùng sản xuất tập trung theo hướng chuỗi giá trị. 

Đến nay, toàn tỉnh có 32 tổ hợp tác, 12 hợp tác xã, hình thành 19 liên kết với doanh nghiệp, có 330ha diện tích bưởi da xanh đạt chứng nhận VietGAP và đã cấp 25 mã số vùng trồng bưởi với diện tích 346ha. Đặc biệt, hiện Bến Tre có 3 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức cho biết: Cây bưởi da xanh được trồng tại Bến Tre có hàm lượng vitamin C, độ brix, các khoáng chất… cao hơn bưởi da xanh trồng ở các nơi khác. 

Qua các đánh giá trong nước và trên thế giới, bưởi da xanh nằm trong top 5 giống bưởi hàng đầu thế giới. 

Bên cạnh đó, cây bưởi da xanh Bến Tre đạt chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng. Đây là điều kiện rất tốt để đưa cây bưởi da xanh ngày càng phát triển hơn. 

Đến tham quan vườn bưởi rộng khoảng 1ha với hơn 400 gốc bưởi da xanh của gia đình ông Vương Thành Công tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, vườn bưởi được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, mới thấy, trong vườn, thuốc hóa học và các phân bón hóa học được ông Công loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó là ông ủ phân từ các phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn XNK trái cây Chánh Thu ( xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách), là nơi đặt cơ sở đóng gói bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cho biết, để quả bưởi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi theo yêu cầu và quy định của Mỹ, Công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu bưởi đồng thời  liên kết, phối hợp với 5 hợp tác xã sản xuất bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 

Các hợp tác xã hiện nay đã hoàn thành việc cấp mã số vùng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bưởi da xanh sang thị trường Hòa Kỳ. 

Theo bà Ngô Tường Vy, quả bưởi da xanh Bến Tre rất tiềm năng, bưởi da xanh có chất lượng vượt trội hơn các sản phẩm bưởi của các nước nhập khẩu khác tại thị trường Hoa Kỳ".

Hải Yến

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !