Vì sao nhảy cầu dù cứu được thì nạn nhân vẫn chỉ có 5% cơ hội sống?

Theo các bác sĩ, người nhảy cầu nếu cứu lên bờ sớm thì nạn nhân cũng bị tổn thương nghiêm trọng, sốc do vỡ tạng dẫn đến tử vong. Tỉ lệ cứu sống nạn nhân nhảy cầu rất thấp

Vào trưa 30/11, một nam thanh niên là N.V.M (30 tuổi) ở Ba Chẽ, nhảy cầu Bãi Cháy tự tử, may mắn được người dân cứu và nhanh chóng đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch với biểu hiện sốc nặng, lơ mơ, tiếp xúc chậm, niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, toàn thân đau đớn, sưng nề, bầm tím nhiều vùng trên cơ thể. Nhận định đây là ca cấp cứu tối khẩn, nghi ngờ bệnh nhân bị sốc đa chấn thương do vỡ các tạng trong ổ bụng, khoa cấp cứu khẩn trương kích hoạt quy trình "báo động đỏ" nội viện. 

Các bác sĩ đã tiến hành sơ cấp cứu chống sốc cho người bệnh và nhanh chóng đưa người bệnh vào trong phòng mổ cấp cứu với các tổn thương vỡ gan, lách và nhiều tạng khác. Ổ bụng nhiều dịch nhưng bệnh nhân đã may mắn được phẫu thuật kịp thời để cứu sống.

Ảnh minh hoạ.

Trao đổi với Infonet, PGS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP. HCM cho biết nếu có người nhảy cầu được cứu đưa lên bờ thì tỷ lệ tử vong cũng rất lớn do người nhảy tự tử khi nhảy đều theo quán tính rơi tự do. Cơ thể rơi theo chiều ngang và tiếp xúc với nước ở áp lực quá lớn gây vỡ tạng, xương, cột sống cũng bị ảnh hưởng. 

Khi xuống nước, ngoài tử vong do ngạt nước thì người bệnh có thể sốc do vỡ tạng dẫn đến tử vong. Nếu may mắn trong vài phút đầu nạn nhân được cứu sống đưa lên bờ thì tỷ lệ vào viện cấp cứu thành công cũng rất thấp.

Vỡ tạng được xem là cấp cứu cực kỳ nguy hiểm nhất là vỡ tạng đặc như gan, lách, thận. Người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Nếu cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ được cứu cũng rất ít ỏi, 95% nạn nhân không qua khỏi.

Khi các vận động viên thực hiện kỹ thuật nhảy cầu, để an toàn vận động viên phải đưa đầu hoặc chân tiếp xúc với mặt nước trước chứ không phải là bụng.

PGS Nam cho biết tình trạng trầm cảm dẫn tới hiện tượng tự tử ngày càng gia tăng. Hiện Việt Nam chưa có thống kê cụ thể cũng như khảo sát về tình trạng trầm cảm, nhất là ở người trẻ, phụ nữ sau sinh. PGS Nam cho rằng cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần nhiều hơn nữa để tránh tình trạng nhiều người tìm tới cái chết.

K.Chi

Nhóm người được tăng mức hưởng Bảo hiểm y tế từ ngày 3/12

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều về mã số ghi trên thẻ và mức hưởng Bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng.

Thủ đoạn lừa đảo bằng clip chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh trên mạng

Cơ quan chức năng khẳng định các vi phạm trọng điểm, điển hình trong hoạt động quảng cáo y tế trên không gian mạng, nền tảng mạng xã hội như Facebook,TikTok... sẽ bị xử lý trong thời gian tới.

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Đang cập nhật dữ liệu !