Vì sao chống dịch Covid-19 từ 5K xuống còn 2K?

Mới đây, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã đưa ra thông điệp mới phòng, chống dịch Covid-19 là 2K (khẩu trang, khử khuẩn) thay bằng 5K (khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế, không tập trung) như trước.

Vậy tại sao lại có sự thay đổi này? Lý giải với phóng viên bên lề “Lễ phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới” diễn ra vào chiều 12/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, hiện dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát và chuyển sang quản lý bền vững, thích ứng an toàn linh hoạt với dịch bệnh, tạo điều kiện mở cửa đất nước và phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống của người dân.

“Vì vậy các yêu cầu về tập trung đông người, không tụ tập sẽ có điều chỉnh phù hợp với định hướng trên. Và chúng ta tiếp tục giữ lại việc quy định khử khuẩn và đeo khẩu trang ở các cơ sở y tế, khu cách ly những địa điểm mà có nguy cơ lây nhiễm cao và các khu vực công cộng khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những khu vực khác vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang theo yêu cầu của địa phương cũng như cơ quan đơn vị.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương 

Việc đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch trong tình hình mới này căn cứ vào thực tế, kinh nghiệm hơn 2 năm phòng chống dịch cũng như diễn biến dịch, căn cứ vào yêu cầu đòi hỏi vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa đảm bảo phục hồi kinh tế, mở cửa hoà nhập với các nước trên thế giới cũng như theo khuyến cáo của WHO.

Bộ Y tế cũng đã xin ý kiến của rất nhiều các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước cũng như các bộ ngành, địa phương. Các ý kiến đều thống nhất việc thực hiện 2K”, thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho hay.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương thông tin thêm nhờ việc thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất trong lịch sử, đến ngày 4/9 toàn quốc đã tiêm được hơn 258 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có số liều vắc xin được sử dụng và tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới, góp phần hiệu quả trong việc hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19.

Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã đưa ra thông điệp mới phòng, chống dịch Covid-19 là 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc+ Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp phù hợp khác, cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị).

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, tình hình dịch Covid-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của những biến chủng mới.

Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể lây lan nhanh hơn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

{keywords}
Phát động phòng chống dịch Covid-19 trong thời kỳ mới 

“Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều địa phương đã ghi nhận các ca bệnh mắc các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Các biến thể phụ mới xuất hiện được cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Do đó, Bộ Y tế mong muốn người dân nâng cao ý thức thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe thông qua việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Đồng thời, tăng cường vai trò và trách nhiệm của các Ban, ngành các cấp, đoàn thể và địa phương trong việc huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

TS. Shane Fairlie, Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.

Do đó, tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết.

Ngày 6/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2447/QĐ-BYT Hướng dẫn mới về đeo khẩu trang phòng, chống dịch tại nơi công cộng với phạm vi, đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng được điều chỉnh thích hợp.

Theo đó, quyết định khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bắt buộc đeo khẩu trang đối với: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19; Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021. Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.

 N. Huyền 

 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !