Vai trò của IMF trong hệ thống xây dựng cơ chế PCRT và TTKB
IMF đã đưa ra trên 70 đánh giá vềhệ thống xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố |
Quỹ Tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington,D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. Hiện IMF có 188 quốc gia thành viên.
Trong 15 năm qua, những nỗ lực của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giúp triển khai AML/CFT tại nhiều quốc gia.
Cụ thể, IMF đã đưa ra trên 70 đánh giá AML/CFT, nhiều tham vấn đầu vào cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp toàn vẹn liên quan đến tài chính, cũng như các hoạt động đào tạo nghiệp vụ, các dự án nghiên cứu.
Cùng với nhận thức ngày một nâng cao của các quốc gia về tầm quan trọng của việc toàn vẹn hệ thống tài chính, các chương trình. Ngày 01/06/2011, IMF đã tổng kết 5 năm thực hiện chương trình AML/CFT.
Ngày 14/12/2012, IMF ban hành bản hướng dẫn về việc tham gia giám sát AML/CFT và ổn định tài chính trong việc cấp visa. Hướng dẫn này giúp các quốc gia đối phó với hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm có liên quan.
Ngày 12/03/2014, IMF tiến hành xem xét lại chiến lược AML/CFT, đồng thời thông qua tiêu chuẩn và đánh giá phương pháp của FATF trong AML/CFT sửa đổi.
Tháng 4/2009, IMF công bố một nhà tài trợ đầu tiên trong một loạt các Quỹ tin cậy (TTF) để phát triển năng lực tài chính trong AML/CFT. Giai đoạn đầu tiên này đã kết thúc vào tháng 4/2014.
Tiếp theo sự thành công này, một giai đoạn 5 năm mới của TTF bắt đầu từ tháng 5/2014. Các nhà tài trợ (Pháp, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Qatar, Saudi Arabia, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh) đã đóng góp hơn 20 triệu USD trong vòng năm năm tới để hỗ trợ giai đoạn mới này.
Tính đến tháng 9/2015, 17 dự án đã bắt đầu trong giai đoạn thứ hai. TTF hiện được hỗ trợ hàng năm bởi các quốc gia thành viên IMF. Mỗi năm có hơn 6,5 triệu USD được dùng để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia thành viên trong việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Việt Nam là thành viên của IMF
Việt Nam trở thành thành viên của IMF và là nước thuộc nhóm Đông Nam Á trong IMF.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại IMF.
Hiện nay, cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR (Special Drawing Right - Quyền rút vốn đặc biệt, đơn vị tiền tệ chính thức của một số tổ chức quốc tế, trong đó có IMF), chiếm 0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số quyền bỏ phiếu. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á với 13 nước thành viên.
Tính từ năm 1994 đến năm 2014, IMF đã cung cấp gần 60 đoàn hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam, bao gồm NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư trong các lĩnh vực như chính sách và quản lý thuế, quản lý ngân sách, hoạt động tiền tệ và ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh tra giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, số liệu thống kê kinh tế, v.v.
Tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn chế độ AML/CFT hiệu quả
Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế về chống rửa tiền (FATF), một cơ quan liên Chính phủ được thành lập bởi Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Paris vào năm 1989. FATF chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển một tiêu chuẩn toàn cầu cho hệ thống xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT). FATF hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác, bao gồm: IMF, Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, và các bộ phận thành viên FATF (FSRBs).
Để giúp các quốc gia thực hiện chế độ AML/CFT hiệu quả, FATF ban hành bản khuyến nghị dựa trên hệ thống pháp luật hình sự, lĩnh vực tài chính, một số tổ chức nghề nghiệp. Vào tháng 2/2012, các khuyến nghị của FATF ra đời. Công việc của FATF, cũng như các nỗ lực của hệ thống AML/CFT được hỗ trợ bởi các quốc gia thuộc G7 và G20. Gần đây nhất, FATF đã đưa ra sáng kiến để giải quyết tham nhũng và trốn thuế xuyên biên giới.