Uống nhiều nước, háo ngọt coi chừng bị đái tháo đường
Theo TS. BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, đái tháo đường ở trẻ em và vị thành niên đang có xu hướng gia tăng.
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gì?
Mục tiêu quan trọng nhất trong việc điều trị đái tháo đường là phải kiểm soát, duy trì nồng độ glucose máu ở mức giới hạn, cả khi đói và sau khi ăn.
Trường hợp của em L.G.H. (12 tuổi, ngụ xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai) được gia đình phát hiện những biểu hiện lạ vào đầu năm 2019 như tiểu đêm nhiều, xuống cân, hốc hác mặc dù ăn rất nhiều, ngất xỉu nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Qua những triệu chứng và các xét nghiệm, kết quả H. bị tiểu đường type 1. Nguyên nhân H. bị ngất xỉu là do ngộ độc ceton (nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA) là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng và chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1).
Từ đó đến nay, 4 tuần/1 lần người nhà đưa H. lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm xét nghiệm và nhận thuốc. Hàng ngày, bé phải tiêm 2 mũi Insullin.
Trường hợp của bé Đ.T.H. (6 tuổi, Hưng Yên) vào viện trong tình trạng thường xuyên mệt mỏi. Mẹ H. cho biết khoảng hơn 1 tháng nay thấy con thường xuyên đi tiểu nhiều, uống nước nhiều và đặc biệt rất háo ngọt.
Thấy con thường xuyên ăn kẹo, ăn đường trắng, chị H. lo lắng không hiểu nguyên nhân vì sao. Sau đó chị lên mạng tìm hiểu mới biết có thể bị đái tháo đường. Chị H. vội vàng đưa con lên Hà Nội kiểm tra. Kết quả, bác sĩ cho biết đường huyết của H rất cao và nhanh chóng được nhập viện điều trị.
TS Dũng - Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bình thường gluco được hấp thu trong dạ dày để vào máu, insulin ở tuyến tụy như chìa khóa mở cửa gluco đi vào máu và sinh ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong trường hợp insulin không có thì gluco không thể vào các tế bào, gây nên tình trạng tăng gluco mãn tính và insulin bị thiếu hoặc insulin không có tác dụng, gây bất thường về chuyển hóa chất ngọt, chất béo và chất đạm.
Ảnh minh họa. |
Hiện có 3 nhóm đái tháo đường tuyp 1, tuyp 2, và nhóm thứ ba có rất nhiều ở thể khác nhau. Tuyp 1 chủ yếu ở trẻ em, thiếu niên, tuyp 2 muộn hơn từ tiền dậy thì, trưởng thành, già.
Khoảng 90 % trẻ em bị đái tháo đường tuyp 1 còn 10 % tuyp 2. Khác với đái tháo đường tuyp 2, TS Dũng cho biết yếu tố gia đình ở tuyp 1 rất thấp chỉ 2 đến 4 %. Tại Việt Nam chưa có điều tra chắc chắn tỷ lệ mới mắc tiểu đường tuyp 1.
Tuổi dễ mắc nhất từ 14 đến 15 tuổi nhưng ngay cả trẻ hoàn thành dậy thì thậm chí trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 1.
Suýt chết vì uống thuốc theo quảng cáo trên mạng, bỏ thuốc theo đơn bác sỹ
Nhiều bệnh nhân đã mua những loại thuốc quảng cáo trên mạng kiểm soát được đường huyết cấp tốc với giá từ vài triệu tới hàng chục triệu đồng về uống sau đó phải vào viện cấp cứu...
Ở Việt Nam trước 2010 mỗi năm chưa đến 10 ca tiểu đường tuyp 1, sau năm 2010 tăng lên 22 ca và sau năm 2015 tăng lên rõ rệt. 9 tháng đầu năm 2020 bệnh viện Nhi trung ương đã có 85 ca và xu hướng đang gia tăng, thậm chí trẻ 2 tuổi đã mắc tiểu đường tuyp 1. Tập trung nhiều nhất ở nhóm sau 10 tuổi.
Biểu hiện của bệnh khác nhau ví dụ trẻ đi tiểu nhiều, đái dầm, sụt cân nhanh, uống nước nhiều hơn, háo ngọt. Biểu hiện cấp tính nhiễm toàn xê tôn. Khi nhiễm toan xê ton, trẻ thường bị mất nước, người mệt mỏi lừ đừ và nặng nhất là hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Với trẻ có các biểu hiện trên, cần cho trẻ đi xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm máu bất kỳ thời điểm nào 11,1 mmol/l thì đó là chẩn đoán đái tháo đường tuyp 1.
Điều trị đái tháo đường tuyp 1 cũng khác với các bệnh lý khác. Các gia đình có con bị đái tháo đường tuyp 1 tuyệt đối không được nghe các lời khuyên phi chính thức như dùng lá cây, thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Hiện nay để kiểm soát đường máu duy nhất là tiêm insulin, đảm bảo phòng bệnh mãn tính về sau, đảm bảo trẻ sống học tập bình thường.
Phương Thúy