Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gì?

Mục tiêu quan trọng nhất trong việc điều trị đái tháo đường là phải kiểm soát, duy trì nồng độ glucose máu ở mức giới hạn, cả khi đói và sau khi ăn.

5 nhóm người sau cần cảnh giác với đái tháo đường

5 nhóm người sau cần cảnh giác với đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Các chuyên gia nội tiết cho rằng bệnh đái tháo đường có thể coi là “đại dịch” trong cuộc chiến chống lại bệnh không lây nhiễm.

Tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hoá ở tuổi dưới 40 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu thừa cân béo phì và lười vận động.

TS BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện dinh dưỡng quốc gia, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế và lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết đối với bệnh nhân đái tháo đường, bên cạnh sử dụng thuốc, tập thể dục hàng ngày, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất.

Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường với mục đích cung cấp đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, điều chỉnh đường máu, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Bệnh nhân đái tháo đường nhiều khi kiêng khem thái quá cũng không tốt vì nhu cầu năng lượng của họ gần giống như người bình thường.

{keywords}
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường

Việc ăn uống tăng hay giảm theo TS Hưng còn phụ thuộc vào cá thể từng người ví dụ tuổi tác, công việc lao động, thể trạng và có biến chứng kèm theo như thế nào để có chế độ ăn phù hợp nhất, khoa học nhất đáp ứng được mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Đối với năng lượng, mỗi người cần khoảng 25-30 Kcal/kg cân nặng/ngày. Ví dụ, một người nặng 60kg, một ngày cần ăn khoảng 1.500-1.800 Kcal.

Chất bột đường: Bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nên điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế glucid, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường, không bị hạ đường máu. 

Chất đạm: lượng protein nên đạt 0,8 kg/ ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận. Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật như vừng, lạc, đậu đỗ.

Chất béo: bệnh nhân đái tháo đường ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo bão hòa (mỡ động vật) vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng khẩu phần của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi.

Vi chất:  Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, caroten, sắt, kẽm, iốt,…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi. Do chế độ ăn kiêng khem hàng ngày chưa phù hợp, nên một số vitamin và chất khoáng hay bị thiếu; do vậy định kỳ nên bổ sung thêm viên đa vitamin và chất khoáng.    

Chất xơ: Bệnh nhân đái tháo đường cần nhiều chất xơ. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp tăng cảm giác no - giảm đường máu. Những thức ăn có nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có nhiều trong gạo giã dối (gạo lức, bánh mỳ toàn phần; rau; củ, quả, khoai củ có tác dụng chống táo bón, giảm cholesterol sau bữa ăn. 

Suýt chết vì uống thuốc theo quảng cáo trên mạng, bỏ thuốc theo đơn bác sỹ

Suýt chết vì uống thuốc theo quảng cáo trên mạng, bỏ thuốc theo đơn bác sỹ

Nhiều bệnh nhân đã mua những loại thuốc quảng cáo trên mạng kiểm soát được đường huyết cấp tốc với giá từ vài triệu tới hàng chục triệu đồng về uống sau đó phải vào viện cấp cứu...

TS Hưng cũng cho biết các thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế như gạo lứt rang, bánh mì trắng, miến dong, khoai tây chiên, khoai nướng, cháo, xôi. Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều… 

Các trái cây không nên ăn như quả mít, sầu riêng, nhãn, vải, dưa hấu… Các loại thịt không nên ăn như thịt nhiều mỡ, trứng vịt lộn, thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói… 

Các loại bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt, sữa đặc có đường không nên ăn. Các loại đồ chiên rán, mỡ động vật cũng cần hạn chế tối đa. 

TS Hưng cho biết bệnh viện Nội tiết trung ương đã đưa ra thực đơn tham khảo cho bệnh nhân đái tháo đường:
Bữa sáng: Một tô phở gà vừa phải: Bánh phở 70g, 30g thịt gà, 30g giá đỗ
Bữa phụ sáng: 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường
Bữa trưa:
- 1 chén cơm
- Thịt sốt: 50g
- Đậu phụ: 1 bìa 100g
- Cà chua: 40g
- Su hào luộc: 200g
- Canh cải: 30g
- Dầu TV: 5G
Bữa tối
- Một chén cơm
- Thịt lợn kho: 80g
- Lạc rang: 20g
- Su su luộc: 200g
- Canh chua
- Dầu TV: 1g
- 3 trái táo ta nhỏ
Bữa phụ trước khi đi ngủ: 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường.

 Khánh Chi

 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !