Ủng hộ hơn 1 triệu máy tính trong chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Bộ GD&ĐT cho biết, tính đến nay có khoảng 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh/thành phố chưa có máy tính để học trực tuyến.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 12/9, cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố học sinh đang học trực tuyến (có một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến).

Tổng số học sinh đang học trực tuyến ước tính khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp. Trong đó, tổng số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến và cần được hỗ trợ vào khoảng 1,5 triệu học sinh.

Sau một tuần học trực tuyến, theo khảo sát nhanh của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

{keywords}
Giáo viên đến nhà học sinh hướng dẫn phụ huynh kèm con làm bài tập (ảnh: Lê Hương)

Tại chương trình Sóng và máy tính cho em do Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phát động, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện, các tổ chức, đơn vị đã ủng hộ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh khó khăn, giá trị tương đương 2.350 tỉ đồng.

Nội dung hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến gồm sóng Internet, máy tính cho học sinh và miễn phí một số phần mềm dạy học trực tuyến. Cụ thể, miễn 100% cước phí khi học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến; Hỗ trợ máy chủ cho trường đại học nếu như dùng các phần mềm dạy học trực tuyến theo công bố của Bộ TT&TT; Giá các gói dịch vụ không đổi nhưng dung lượng Internet được tăng gấp đôi; Các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai nâng cao dung lượng băng thông Internet ở các thành phố lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, dạy học trực tuyến hiện nay đang gặp khó khăn khi có nhiều học sinh thiếu thiết bị và thiếu cả sóng internet. Điều này có thể dẫn đến thiếu công bằng trong dạy học, giảm chất lượng học tập.

“Với phương thức dạy học mới, giáo viên cần điều chỉnh giáo trình, khối lượng kiến thức, cách dạy học nhất là học sinh tiểu học.

Dù có bất cập nhưng chúng ta vừa làm vừa hoàn thiện, không được nóng vội. Sóng và máy tính cho em do Chính phủ phát động có ý ghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, tiến tới phủ sóng internet ở những nơi lâu nay không có sóng, nâng cao dân trí, phát triển xã hội số chuyển đổi số”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nhắc nhở ngành giáo dục và các địa phương cần lưu ý việc triển khai dạy học trực tuyến cũng có khả năng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong đó, học sinh vào mạng tiếp cận nhiều thông tin xấu, phụ huynh, các nhà trường cần có giải pháp để ngăn chặn để bảo đảm sự an toàn cho trẻ, nâng cao chất lượng dạy học.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !