Học trực tuyến gặp khó... cần ló cái khôn!

Không thể vì khó khăn mà trì hoãn việc học tập cũng như phát triển khôn lớn của trẻ.

 

{keywords}
Học sinh lớp 1 học online

Hàng triệu học sinh đang gặp trở ngại trong quá trình học trực tuyến như chất lượng đường truyền internet và trang thiết bị học tập không đủ đáp ứng, trong khi đó phương pháp dạy của giáo viên cũng chưa kịp thay đổi...

Giải đáp các vấn đề về học trực tuyến, PGS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) thừa nhận dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp đặt ngành giáo dục đứng trước nhiều thách thức. 

Dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh cũng là một yêu cầu được đặt ra trong bối cảnh học sinh không thể đến trường.

Trong thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế hiện nay, giúp cho việc học trực tuyến nhẹ nhàng, hứng thú hơn.

"Học trực tuyến giáo viên nên giao cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài, giao bài học sinh qua zalo, thư điện tử, nhắn tin… khi học sinh vào học trực tuyến đã phải có sự chuẩn bị bài từ trước, đã được đọc SGK từ trước.

Khi đó, giờ học trực tuyến tương tác thực chỉ còn là trao đổi, báo cáo, trả lời, giải đáp những vấn đề học sinh còn đang vướng mắc, giúp giảm thời gian ngồi trước màn hình tương tác online chứ không phải giáo viên độc thoại một mình”, PGS Nguyễn Xuân Thành nói.

Cũng theo PGS Nguyễn Xuân Thành thì Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT trong điều kiện dịch Covid-19 khi diễn biến dịch bệnh phức tạp.

Theo đó, 10 môn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu….

Những nơi không có internet thì học trực tuyến thế nào?

Những ngày này thầy Hoàng Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Chăn (Sơn La) trăn trở việc dạy trực tuyến ở trường thầy vô cùng khó khăn khi 100% học sinh là người dân tộc, các em không có máy tính, điện thoại, internet cũng không có, phụ huynh không quan tâm giúp đỡ con cái học hành, thậm chí giáo viên phải động viên học sinh đến trường.

{keywords}
Giáo viên tại Đắk Lắk từng đến tận nhà học sinh để giao bài tập thời điểm dịch bệnh năm 2020 (ảnh: Thúy Diễm)

Thậm chí ở trường của thầy Tiến, giáo viên có phiếu bài tập nhưng không có ai hướng dẫn từng em, thành ra các em rất chểnh mảng, việc học hiện nay ở địa phương cũng khó khăn.

Theo TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường Đại học Giáo dục), mỗi lứa tuổi có phát triển đặc thù, không thể vì lí do nào đó để trì hoãn sự phát triển khôn lớn của trẻ.

Hiện nay dịch bệnh với những diễn biến phức tạp thì giải pháp về công nghệ là tất yếu nhưng vấn đề công nghệ cũng chưa đến được với học sinh người dân tộc. Vì vậy, phải sử dụng công cụ học tập thủ công, dạy học qua truyền hình, cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ tổ chức dạy học theo các nhóm trẻ, để các em tương tác được với nhau.

Còn theo PGS Nguyễn Xuân Thành, trong trường hợp không có internet, có thể phát các tài liệu trên truyền hình hoặc sao chép vào USB, VCD để nhờ cộng đồng hỗ trợ, giúp các em tiếp cận các học liệu này.

Bên cạnh đó, để học hiệu quả, các bậc cha mẹ học sinh cũng cần cố gắng tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ để các em đảm bảo được yêu cầu trong học tập trong bối cảnh hết sức khó khăn này.

'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

Sau lễ khai giảng trực tuyến, ngày 6/9 hàng triệu học sinh trong cả nước chính thức bước vào năm học theo một cách đặc biệt là học trực tuyến.

Hoàng Thanh

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !