Ukraine bán đứng Nga khi chia sẻ bí mật "lâu đài bay" An-225 với Mỹ

Chương trình Buran của Liên Xô với then chốt là "lâu đài bay" An-225 luôn là niềm "mong ước" của Mỹ kể từ những năm 1980. Đến nay, bí mật công nghệ này đã đến tay người Mỹ bằng một cách không ngờ.

Kể từ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và đến nay là Nga đã cạnh tranh quyết liệt với Mỹ trong nhiều lĩnh vực quân sự, đặc biệt là lĩnh vực hàng không vũ trụ. Hai bên đã tăng cường đầu tư nhân lực và vật lực cho lĩnh vực này. Sau khi Liên Xô sụp đổ, di sản lớn nhất để lại trong cuộc cạnh tranh với Mỹ đó là “lâu đài bay” An-225, đây là loại máy bay vận tải lớn nhất thế giới và cũng là máy bay đạt được nhiều kỷ lục nhất, đến nay vẫn chưa có máy bay nào vượt qua An-225.

An-225 là máy bay vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Sohu.

Hiện nay, chỉ còn duy nhất một máy bay vận tải An-225 và thuộc sở hữu của Ukraine. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên Ukraine đã không thể vận hành được máy bay này và “ném” nó vào một góc của nhà máy kể từ tháng 5/1994, nhiều linh kiện cũng được tháo dỡ để lắp đặt trên máy bay An-124 và An-70, có thể coi “tuyệt tác” An-225 sau khi quy về Ukraine sở hữu đã trở thành một “đống sắt vụn”.

Mãi đến đầu thế kỷ này, sau khi Antonov Airlines (trụ sở tại Kiev, Ukraine) sửa đổi nó trong khoảng một năm và củng cố thân máy bay, An-225 mới được “tái sinh” và bắt đầu thực hiện các chuyến bay chở hàng trên các tuyến đường xuyên Đại Tây Dương. Không chỉ vậy, Antonov có kế hoạch sản xuất thêm An-225, và công việc sản xuất vẫn đang tiếp diễn, nhưng còn nhiều khó khăn từ kỹ thuật đến tài chính.

An-225 có thể "cõng" tàu vũ trụ trên lưng. Nguồn: Sohu.

Theo tiết lộ từ quan chức cấp cao của Antonov Airlines, để An-225 được tái sinh, Ukraine đã bí mật phối hợp với Mỹ, và Washington đã đưa 70 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất hàng không tới Ukraine để tiến hành nghiên cứu, tháo gỡ chiếc An-225 bán thành phẩm. Những bí mật trong việc chế tạo An-225 sẽ được 2 bên cùng chia sẻ với nhau và Mỹ cũng sẽ hỗ trợ Ukraine chế tạo loại máy bay này.

Một số nhà phân tích tin rằng, Mỹ đặc biệt quan tâm đến Chương trình Buran (đưa tàu Buran vào vũ trụ) của Liên Xô và máy bay An-225 là điều không thể thiếu trong kế hoạch này. Tuy nhiên, Mỹ đã không có cơ hội tiếp cận với An-225 kể từ khi Chương trình Buran. Chỉ sau khi máy bay này quy về Ukraine sở hữu, Mỹ mới nhiều lần tiếp xúc bí mật với Ukraine để tìm kiếm cơ hội “trao đổi kỹ thuật” về việc chế tạo An-225 và mong ước của Mỹ đến nay đã thành hiện thực.

Ukraine và Mỹ đã bí mật hợp tác chia sẻ thông tin về An-225. Nguồn: Sohu.

Nhưng điều không ngờ là, Ukraine lại đang hợp tác với Nga trong dự án chế tạo hệ thống vũ trụ đa mục đích MAKS nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa vào vũ trụ. Hiện công việc thiết kế để biến chiếc máy bay An-25 thành một hệ thống phóng trên không cho các chương trình vũ trụ tương lai đang được tiến hành. Trên một phương diện nào đó, có thể nói Ukraine đang "bán đứng" Nga để tiến hành hợp tác với Mỹ, nhằm ý đồ thu lợi từ cả 2 cường quốc không gian này.

Được biết, An-225 được thiết kế cho chương trình không gian của Liên Xô như một giải pháp thay thế cho Myasishchev VM-T, có khả năng vận chuyển bằng đường không tên lửa đẩy Energia và tàu vũ trụ Buran năm 1985. Nhiệm vụ và các mục đích của nó hầu như tương tự với loại Beluga của Airbus và máy bay chở tàu vũ trụ của Mỹ. Antonov ban đầu dự định chế tạo hai chiếc, nhưng vì thời gian phát triển rất ngắn, nên hầu hết các khái niệm về An-225 đều đến từ An-124.

Khoang chứa hàng của "lâu đài bay" An-225 thậm chí còn mang được 1 đoàn tàu. Nguồn: Sohu.

Trọng tải của An-225 đến nay vẫn là một kỷ lục, An-225 có thể “cõng” theo tàu vũ trụ Buran, và còn mang theo 250 tấn vật liệu nặng. Trong khi đó, máy bay vận tải quân sự C-5 lớn nhất hiện nay của Không quân Mỹ chỉ có tải trọng là 118 tấn. Theo một số nguồn tin, tổng trọng lượng tối đa của An-225 lên đến 640 tấn, tháng 11/2004, Liên đoàn Hàng không Quốc tế (FAI) đã đưa An-225 vào Sách kỷ lục Guinness với 240 kỷ lục.

An-225 có kích thước cửa là 440 x 640 cm, dài 84 m, sải cánh khoảng 88 m và cao 18 m, diện tích cánh lên đến 905 m². An-225 sử dụng 6 động cơ phản lực cánh quạt đẩy ZMKB Progress D-18, 229 kN, có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 850 km/h và tốc độ hành trình là 750 km/h.

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !