Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiết lộ dự án sản xuất vắc xin phi lợi nhuận

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết Vinbiocare sẽ bắt đầu từng hoạt động với nhiều công đoạn như xét nghiệm, vắc xin, thực phẩm thức năng, thuốc chữa.

Ngày 3/6/2021, Tập đoàn Vingroup thành lập Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Vinbiocare, viết tắt Vinbiocare JSC có trụ sở tại Toà nhà văn phòng Techno Park, khu đô thị Vinhomes Ocean Park, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Công ty này có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó tập đoàn Vingroup chiếm 69% cổ phần, được thành lập nhằm mục đích sản xuất kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu trong đó cụ thể là sản xuất vắc xin, huyết thanh và các thành phần của máu, các loại thuốc khác, bao gồm chất vi lượng, thuốc chẩn đoán, sản xuất hoá dược.

Trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra sáng ngày hôm nay, 24/6, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup có chia sẻ về dự án Vinbiocare.

Theo ông Phạm Nhật Vượng, Vinbiocare là công ty kinh doanh, là hướng sản xuất kinh doanh mới của tập đoàn. Vinbiocare định hướng phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học chứ không chỉ riêng vắc xin.

Công ty này sẽ sản suất thực phẩm chức năng, thuốc chữa… từng bước làm thận trọng, chắc chắn. "Công ty này sẽ bắt đầu từng hoạt động với nhiều công đoạn như xét nghiệm, vắc xin, thực phẩm thức năng, thuốc chữa…", ông Vượng chia sẻ.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định làm dự án vaccine hoàn toàn phi lợi nhuận - Ảnh 1.

Ông Phạm Nhật Vượng tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra sáng ngày hôm nay.

Đồng thời, chủ tịch Vingroup cũng nhấn mạnh, đây là hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận: "Hiện tại đất nước đang cần, chúng tôi làm vắc xin. Nhưng dự án đó là phi lợi nhuận, tất cả chi phí chúng tôi sẽ cố gắng thu về, cần thiết sẽ tài trợ, thậm chí chấp nhận rủi ro ban đầu là thử nghiệm  vắc xin với các dự án chưa chắc đã thành công, đồng hành cùng dự án đó.

Vì đơn giản nếu đợi đến khi thành công thì chưa chắc chúng ta đã mua được vắc xin chứ đừng nói là chuyển giao công nghệ.

Ở đây chúng ta phải tham gia cùng với các đối tác để thúc đẩy việc thử nghiệm các giai đoạn. Đến khi chắc chắn công nghệ đó, sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn tốt, không gây hiệu ứng phụ làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, chúng ta sẽ tiến hành sản xuất và cung cấp ra thị trường".

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định làm dự án vaccine hoàn toàn phi lợi nhuận - Ảnh 2.

Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Vinbiocare ngoài cổ đông lớn là Vingroup chiếm 69% cổ phần thì còn có bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) nắm giữ 1%, ông Phan Quốc Việt nắm giữ 30%. Chủ tịch HĐQT của công ty là bà Mai Hương Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup đã đàm phán thành công với với Công ty Breathonix (Singapore), nhà sản xuất máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở đầu tiên trên thế giới – để đưa thiết bị này về Việt Nam từ nay đến hết tháng 8/2021.

Vinbiocare không phải công ty đầu tiên Vingroup tham gia trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Hồi đầu năm 2018, Vingroup từng tham gia lĩnh vực sản xuất dược phẩm khi thành lập CTCP Vinfa và đầu tư xây dựng dự án "Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc Vinfa" tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

GELEX thận trọng đặt kế hoạch lợi nhuận 2023

Điều này nằm trong bức tranh kinh doanh chung của toàn thị trường năm 2023, khi phần lớn các doanh nghiệp đều đặt chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Xây dựng, đất đai, hải quan, thuế bị doanh nghiệp 'chê' nhiều nhất

Lĩnh vực đất đai và xây dựng bị 14% doanh nghiệp đánh giá kém, 43% doanh nghiệp đánh giá trung bình; thuế và hải quan có 10% doanh nghiệp đánh giá kém, 30% đánh giá trung bình.

"Bơm" mạnh 34% lượng xe mới cho thị trường ô tô trong nước

Trong tháng 3, cả lượng xe ô tô mới được sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng mạnh, đưa nguồn cung ô tô mới trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguyên Cục trưởng Phòng Vệ Thương mại làm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ông Lê Triệu Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công Thương được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới

Sau khi trải qua những tháng đầu năm đầy ảm đạm với sự sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài, ngành dệt may Việt Nam đang rục rịch trở lại đường đua quốc tế trong một bối cảnh mới ổn định hơn.

4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP

4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đẩy mạnh bán cà phê tại khu nhà giàu Gangnam của Hàn Quốc

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hôm 28/3 đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc để đẩy mạnh bán cà phê G7.