Tưởng đơn giản nhưng đây là 3 biểu tượng nhiều người dùng sai nhất thế giới
Biểu tượng quả cà tím, quả đào và hình mặt ông hề khiến nhiều cư dân mạng bối rối, dùng sai nhiều nhất.
Ảnh minh họa |
Giờ đây những biểu tượng cảm xúc không chỉ là hình ảnh vô tri vô giác ở trên mạng, mà dường như nó đang thay lời muốn nói cho người gửi.
Việc sử dụng biểu tượng cảm xúc chèn vào văn bản như một cách thay lời muốn nói rất phổ biến trên mạng xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các biểu tượng và sử dụng đúng lúc đúng chỗ.
Một nghiên cứu mới cho thấy thế hệ Millennials và thế hệ Z ở Mỹ không cho rằng biểu tượng cảm xúc 'cười ra nước mắt' 😂 không còn thú vị nữa nhưng phần còn của thế giới không đồng ý như vậy.
Các nhà nghiên cứu của Adobe ( ADBE ) đã khảo sát 7.000 người dùng mạng xã hội trên khắp Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc.
Biểu tượng cảm xúc "giơ ngón tay cái"👍 đứng thứ hai, tiếp theo là biểu tượng cảm xúc "trái tim màu đỏ" ❤️ . Biểu tượng cảm xúc "nháy mắt và hôn" 😘 và "khuôn mặt buồn với giọt nước mắt"😢 lần lượt lọt vào top 5.
Nhà sản xuất phần mềm đã công bố Báo cáo xu hướng biểu tượng cảm xúc toàn cầu năm 2021.
Người dùng TikTok thích thú với biểu tượng cảm xúc "cười ra nước mắt" nhưng thế hệ Z cho rằng đây là biểu tượng rất thô lỗ.
Báo cáo Xu hướng biểu tượng cảm xúc mới nhất của Adobe cũng đã chỉ ra ba biểu tượng cảm xúc gây hiểu lầm, người dùng khó sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đó là biểu tượng "cà tím"🍆, "quả đào"🍑 và "chú hề"🤡.
Khoảng 90% người dùng biểu tượng cảm xúc tin rằng những thứ tượng hình giúp họ thể hiện suy nghĩ, tâm tư của bản thân dễ dàng hơn. 89% người được hỏi cho biết biểu tượng cảm xúc giúp đơn giản hóa sự giao tiếp, vượt qua rào cản ngôn ngữ.
67% cho biết những người sử dụng biểu tượng cảm xúc thường thân thiện hơn, hài hước hơn và thú vị hơn những người không sử dụng.
Phần lớn người được hỏi cho biết họ cảm thấy thoải mái hơn khi thể hiện cảm xúc thật bản thân thông qua biểu tượng hơn là nói chuyện điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Hơn một nửa số người dùng biểu tượng cảm xúc trên toàn cầu, 55% cho rằng sử dụng biểu tượng trong giao tiếp có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của họ.
71% trong số những người được khảo sát cho biết biểu tượng cảm xúc là một công cụ giao tiếp quan trọng, tạo ra sự thống nhất, tôn trọng và hiểu biết. Và 88% cho biết họ cảm thấy đồng cảm hơn với những người sử dụng biểu tượng cảm xúc.
Paul D. Hunt, nhà thiết kế kiểu chữ và nhà phát triển phông chữ của Adobe cho biết: "Biểu tượng cảm xúc đôi khi bị chỉ trích rằng quá ngọt, nhưng sự ngọt ngào này là chìa khóa quan trọng trong một số tình huống trò chuyện căng thẳng".
Cột đèn Nhật Bản gãy đổ vì lý do kể ra ai cũng phải phì cười
Viện nghiên cứu cảnh sát thành phố Suzuka, Mie thông báo nguyên nhân của vụ sập đèn giao thông có liên quan đến những chú chó đi dạo trong khu vực.
Hoàng Dung (lược dịch)