Từ da 'bạch tuyết' hoá 'da cóc' của người phụ nữ ham làm đẹp giá rẻ

Quảng cáo từ một cơ sở làm đẹp với liệu trình chăm sóc sẽ biến “da nám” thành “bạch tuyết” với lời cam kết đảm bảo sau 1 tháng nhìn thấy hiệu quả, người phụ nữ đã tin theo…

{keywords}
Từ “Bạch tuyết” thành “da cóc” rồi hoá “quạ đen” của người phụ nữ ham làm đẹp giá rẻ (Ảnh do bác sĩ cung cấp)

Từ làn da Bạch Tuyết hoá da cóc

Chia sẻ với phóng viên, Ths. BS Lê Thị Mai – Khoa nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị biến chứng do sử dụng sản phẩm làm trắng da mà không để ý đến những tác dụng phụ.

Gần đây nhất là trường hợp một nữ bệnh nhân quê Hải Dương đến khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong tình trạng da mặt tăng giảm sắc tố sau 6 tháng sử dụng kem trộn.

“Trên cùng khuôn mặt, làn da của cô ấy như cái bánh đa vừng đen, lỗ chỗ chỗ trắng, chỗ sạm đi. Bệnh nhân khá tự ti, chán nản và không kém phần lo sợ”, Ths. BS Lê Thị Mai kể lại.

Theo lời bệnh nhân, tin lời quảng cáo từ một cơ sở làm đẹp với liệu trình chăm sóc da sẽ biến “da cóc” thành “bạch tuyết” với lời cam kết đảm bảo sau 1 tháng nhìn thấy hiệu quả với giá "bèo" mà một người làm nông nghiệp như chị cũng có thể sử dụng được. Nữ bệnh nhân quyết định sử dụng.

“Bệnh nhân này được cơ sở làm đẹp cho sử dụng kem trộn, thời gian đầu người phụ nữ ấy rất hài lòng vì làn da trắng và mịn rất nhanh. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng sử dụng, da bệnh nhân dần mỏng, các mạch máu nổi rõ trên khuôn mặt. Đặc biệt là da chị rất dễ bị kích ứng – bị đỏ, sưng và ngứa. Bệnh nhân ngừng bôi kem do cơ sở spa bán cho. Liền sau đó,  bệnh nhân bị ngứa ngáy không chịu nổi, nổi mẩn nhiều hơn, da sạm đen đi”, Ths. BS Mai chia sẻ.

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh nhân được chỉ định dùng kem chống nắng 3 giờ/lần, bôi các sản phẩm chống viêm không chứa corticoide, kem giữ ẩm, kháng histamin đường toàn thân nhằm hạn chế các phản ứng viêm gây tiếp tục tăng sắc tố.

Song song, bệnh nhân cũng được sử dụng các liệu trình điều trị tại chỗ không xâm lấn để khắc phục tình trạng tăng sắc tố và mẩn ngứa.

“Ngoài khắc phục những “lỗi” mà bệnh nhân đang gặp phải khi làm đẹp không đúng cách, chúng tôi còn phải “chữa trị” cả tâm lý để bệnh nhân yên tâm điều trị. Bởi bản thân bệnh nhân khi đến viện đã rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ không chữa khỏi”, Ths. BS Mai nhấn mạnh.

Khắc phục mất rất nhiều thời gian

Theo các chuyên gia da liễu, việc khắc phục tình trạng tăng sắc tố do sử dụng kem trộn sẽ mất thời gian dài. Trung bình từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí với những trường hợp mất sắc tố thì trở nên “vô phương cứu chữa”.

Lý giải tình trạng này, Ths. BS Lê Thị Mai cho biết, các chất làm trắng da hoạt động bằng cách giảm sự hiện diện của sắc tố melanin trên da. Để thực hiện điều này, có một số cơ chế hoạt động có thể xảy ra: ức chế hoạt động của tyrosinase; hoạt động xúc tác của tyrosinase bị ức chế bởi chất làm trắng da. Ức chế sự biểu hiện hoặc kích hoạt tyrosinase:  Loại bỏ các sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp melanin. Ngăn chặn việc chuyển melanosome thành tế bào sừng. Tiêu diệt trực tiếp các hắc tố hiện có.  Phá hủy tế bào hắc tố.

“Các sản phẩm sử dụng làm trắng da thường chứa nồng độ khác nhau của hydroquinone, corticosteroid, thủy ngân và các tác nhân khác, chẳng hạn như axit salicylic, hypochlorite. Những hợp chất này gây tổn thương da nếu sử dụng không đúng. Cụ thể chất hydroquinone có thể gây tăng sắc tố, teo da, giãn mạch, mụn trứng cá nặng, mất độ đàn hồi của da - da lỏng lẻo.

Mặt khác, corticosteroid được hấp thụ nhanh chóng, có thể dẫn đến nhiễm nấm da, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tiểu đường hoặc vô sinh. Việc sử dụng thủy ngân trong làm trắng da gây ra các vấn đề về thận, gan, thần kinh…. Việc sử dụng mỹ phẩm không hợp lý có chứa corticosteroid tại chỗ có hoặc không có kem bôi khá phổ biến ở da mặt, dẫn đến viêm da steroid giống như bệnh trứng cá đỏ.

Đó là những tác dụng dụ khi sử dụng các loại kem làm trắng da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phản ứng phụ thường gặp thường là từ 55- 80% trong tổng số người sử dụng kem trộn.”, BS Mai nhấn mạnh.

Vì thế, vị chuyên da da liễu này khuyến cáo, một làn da đẹp là một làn da khỏe mạnh, mịn màng. Do đó, chị em cần đến các cơ sở chăm sóc da  có  đội ngũ bác sĩ  da liễu có trình độ chuyên môn tốt để được tư vấn và chăm sóc da đúng để cải thiện và giữ gìn làn da đẹp.

N. Huyền 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Nữ bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nặng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người phụ nữ này làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !