Trường đại học đẩy mạnh xây dựng đơn vị học tập

Để xây dựng xã hội học tập thì cần có các đơn vị học tập ở các lĩnh vực, các ngành trong cơ sở giáo dục đại học.

Mới đây, Trường ĐH Mở TP.HCM vừa tổ chức Hội thảo “Xây dựng đơn vị học tập – Mô hình phát triển bền vững trong giáo dục đại học”.

Tiến sĩ Lê Nguyễn Quốc Khang- Phó Hiệu trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án xây dựng Đơn vị học tập Trường ĐH Mở TP.HCM khẳng định: "Xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh sự tham gia của các trường đại học trong phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động và đa dạng các mô hình học tập, liên tục, suốt đời là việc làm cần thiết. Để xây dựng xã hội học tập thì cần có các đơn vị học tập ở các lĩnh vực, các ngành trong cơ sở giáo dục đại học”.

{keywords}
Tiến sĩ Lê Nguyễn Quốc Khang- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, đánh giá về vai trò của các đơn vị học tập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tiến sĩ Nguyễn Mậu Hùng- Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng việc áp dụng đơn vị học tập này nên được mở rộng và linh hoạt cho từng cơ sở giáo dục đại học.

"Sau khi nghiên cứu bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại các đơn vị học tập, chúng tôi thấy rằng ngoài các tiêu chí chung thì mỗi loại hình giáo dục nên có tiêu chí đánh giá riêng để làm cho việc xây dựng các đơn vị học tập ở các mô hình giáo dục đại học khác nhau đạt được hiệu quả cao nhất có thể”, Tiến sĩ Nguyễn Mậu Hùng nói.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn- Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam thì cho rằng để xây dựng xã hội học tập - Công dân học tập và đơn vị học tập, ngành giáo dục không thể tự làm một mình mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải gắn với các phong trào khác.

“Chúng tôi có đề nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gắn phong trào xây dựng xã hội học tập với các mục tiêu của phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cũng như các phong trào phát triển bền vững khác. Chỉ có như vậy mới thành hoạt động chung của toàn quốc gia, toàn dân, toàn diện”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu còn thảo luận xoay quanh các nội dung về xu hướng và mô hình chia sẻ tri thức, phát triển đơn vị học tập, xây dựng xã hội học tập, cộng đồng học tập nhằm cung ứng cơ hội và tạo động lực học tập suốt đời cho mọi người….

Từ đó, cùng nhau nhìn nhận các vấn đề, thách thức đang diễn ra trong lĩnh vực xây dựng và phát triển các đơn vị học tập tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước và trên thế giới, nhằm đề xuất các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng mô hình đơn vị học tập tại các trường đại học Việt Nam.

Ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ GD thường xuyên, Bộ GD&ĐT, cho biết hiện nay nhiều trường đã tích cực xây dựng đơn vị học tập như Trường Đại học Mở TPHCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đẩy mạnh khích lệ tinh thần học tập không chỉ trong giảng viên, mà mở rộng đến cả sinh viên.

Hay ở Trường Đại học Giao thông Vận tải, thầy Trần Nguyên - cán bộ Phòng Công tác chính trị  tiếp nhận đề nghị của một doanh nghiệp bên ngoài trường về việc cử một nhóm sinh viên đến thực tập hưởng lương.

Ngay lập tức thầy Nguyên yêu cầu doanh nghiệp gửi thông tin đầy đủ số lượng sinh viên, ngành nghề, điều kiện thực hành và thời gian. Chỉ 10 phút sau thông tin được gửi đến, thầy Nguyên chuyển đến các khoa theo đúng chuyên ngành để sinh viên biết và đăng ký. Được biết đây chỉ là một trong nhiều công việc mà thầy Nguyên thực hiện.

Theo thầy Trần Nguyên, nhà trường đang trong lộ trình xây dựng đơn vị học tập, để mọi người cũng thuận lợi trong làm việc và học tập. Đơn vị học tập sẽ kết nối các hoạt động từ đào tạo đến học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, chia sẻ nguồn tài nguyên, thông tin để cùng hưởng lợi.

Có thể nói, xu hướng học mọi nơi, mọi lúc từ cán bộ, giảng viên đến sinh viên đều được khích lệ động viên đang được nhiều trường đại học triển khai. Trong đó, mạng Internet tốc độ cao phủ sóng khắp trường, giúp nhà trường xây dựng kho học liệu mở để mọi người cùng tham gia có thể khai thác. Giảng đường, thư viện luôn sáng đèn và rộng cửa để mọi người có thể đến tự học. Từng cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đều cảm nhận được mình đã và đang thụ hưởng những giá trị cốt lõi của một đơn vị học tập.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !