Trung Quốc tăng "kiểm soát mềm" ở biên giới với Myanmar

Trung Quốc cần tăng cường khả năng "kiểm soát mềm" ở Myanmar để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương, theo trang mạng quân sự Sina Military ở Bắc Kinh.

Theo tờ Want China Times, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho hay mới đây, Quân đoàn 14 của quân đội Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực cao nguyên phía tây tỉnh Vân Nam, gần biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang ngày càng leo thang liên quan tới cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Myanmar và nhóm phiến quân mang tên "Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar" (MNDAA) ở vùng Kokang hay còn gọi là "phiến quân Kokang". Thậm chí, cảnh tượng "bom rơi đạn lạc" từ vùng biên giới Myanmar còn lan sang cả lãnh thổ Trung Quốc làm san phẳng một căn nhà và cướp đi sinh mạng của 4 nông dân tại tỉnh Vân Nam hồi đầu tháng này.

Trung Quốc tăng

Binh sĩ chính phủ Myanmar đi tuần tra tại Kokang.

Sina Military cho rằng bằng việc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn và cố tình để rò rỉ thông tin liên quan tới việc thắt chặt kiểm soát an ninh tại khu vực biên giới cũng như đặt các đơn vị pháo binh và lực lượng phòng không vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, Bắc Kinh đã muốn gửi đi một thông điệp cảnh báo với Myanmar. Tuy nhiên, kể từ ngày 27/3, chính phủ Myanmar đã bắt đầu nối lại các cuộc tấn công nhằm trấn áp lực lượng MNDAA.

Đối với Trung Quốc, việc tăng cường khả năng "kiểm soát mềm" ở Myanmar trong thời gian lâu dài là yếu tố vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế và quân sự của quốc gia đông dân nhất thế giới. Không giống như Campuchia, Nepal và Bhutan, Myanmar là cửa ngõ chiến lược hướng ra khu vực Ấn Độ Dương. Đây chính là lý do vì sao Trung Quốc muốn thuê đất của Myanmar để xây một căn cứ hải quân, Sina Military nhấn mạnh.

Để hiện thực kế hoạch, hiện tại, Trung Quốc cần phát triển một số loại hình liên minh quân sự với Myanmar và nên bắt đầu bằng việc hỗ trợ các nhiệm vụ phi quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt kết nối giữa hai nước, để có thể trở thành đối tác lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ của Myanmar. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cần tăng cường hoạt động đầu tư vào ngành giao thông vận tải, phát triển cảng biển, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, y tế, viễn thông và năng lượng ở Myanmar. Đây chính là cách giúp Trung Quốc vừa có thể giành được thiện cảm vừa mở rộng tầm ảnh hưởng ở Myanmar.

Trung Quốc tăng

Các tay súng thuộc lực lượng MNDAA, hiện đang giao tranh với quân chính phủ Myanmar tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc.

Cũng theo Sina Military, nếu như trong tương lai, Trung Quốc có thể duy trì hoạt động của một cảng biển hướng ra Ấn Độ Dương ngay trên lãnh thổ Myanmar, "hạm đội biển xa" của Hải quân Trung Quốc có thể được chia ra thành Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương.

Trong đó, Hạm đội Thái Bình Dương đảm nhận trọng trách tại khu vực chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Còn Hạm đội Ấn Độ Dương sẽ chịu trách nhiệm các khu vực từ eo biển Malacca ở Biển Đông tới phía bắc Ấn Độ Dương. Hoạt động của hai hạm đội này có thể sử dụng khu vực phía nam của Đài Loan và Philippines như một ranh giới, và tương trợ lẫn nhau khi cần thiết.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times là trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !