Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông?

“Xét về mức độ ảnh hưởng, theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.”
Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông? - ảnh 1

Đường lưỡi bò vô lý, tham lam của Trung Quốc thể hiện rất rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông

Ông Nguyễn Vi Khải 
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục trả lời câu hỏi: “nguyên nhân nào khiến Trung Quốc bằng mọi giá gây căng thẳng nhằm lấn chiếm Biển Đông?”, phần tiếp theo, Tác giả Nguyễn Vi Khải tiếp tục khái quát lại những vấn đề quan trọng về Biển Đông.

Biển Đông quan trọng như thế nào?

Xét về tên gọi, theo quy định của Uỷ ban Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Tiếng Anh: The South China Sea và tiếng Pháp: Mer de Chine Méridionale. Việt Nam gọi là Biển Đông  vì ở phía Đông của dải đất chữ S.

Mặc dù Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa là một biển rìa Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, địa danh biển không có ý  nghĩa quyết định pháp lý về mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận.

Xét về vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982.

Xét về vị trí địa lý địa mạo, Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông? - ảnh 2
Bản đồ Biển Đông vị trí địa lý

Xét về mức độ ảnh hưởng, theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến cả châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.

Nhìn từ góc độ tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Một vài dấu mốc không thể nào quên

Đầu thế kỷ XX, Sách “Trung Quốc Địa lý Giáo khoa” của Trung Quốc xuất bản năm 1906 không đề cập tên “Tây Sa” và “Nam Sa” và ghi rằng điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trong khi đó, suốt trong gần 3 thế kỷ (từ thế kỷ XVII đến nửa sau thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn cử những đội dân binh đến các quần đảo này để khảo sát và khai thác các nguồn tài nguyên. Thực dân Pháp cai trị Việt Nam, quản lý hai quần đảo này và đến 1956 chính quyền Sài Gòn tiếp quản, lập nên các đơn vị hành chính mới.

Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang bị mất chủ quyền và Thực dân Pháp chiếm giữ chủ quyền Việt Nam lại chưa có điều kiện quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong kẻ có công “phát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho đảo. Trung Quốc mở đầu cho sự khuấy đục Biển Đông từ đây.

Cao điểm hơn, vào tháng 4 năm 1956, Trung Quốc lợi dụng cơ hội Pháp rút khỏi đó, bí mật đổ bộ chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1 năm 1974, khi chế độ Sài Gòn đang trên đà sụp đổ, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm cụm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa và sau đó chiếm toàn bộ 23 đảo, bãi đá và cát thuộc quần đảo này.

Còn ở Trường Sa, trong khi Việt Nam gặp khó khăn lớn, vào tháng 3 năm 1988 Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi Đá Chữ Thập và Đá Gaven cùng với một số bãi đá ngầm ở quần đảo này.

Đặc biệt, ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc bất ngờ nổ súng gây ra trận chiến Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hy sinh.

Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông? - ảnh 3
Trận chiến Gạc Ma năm 1988.

Đến năm 1992, họ lại chiếm thêm Bãi Vạn An trên thềm lục địa của Việt Nam. Vào tháng 2 năm 1995, Trung Quốc bí mật chiếm bãi đá thuộc nhóm đảo Vành Khăn (Mischief Reef), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do Philippines quản lý.

Như vậy, hiện đang tồn tại tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa giữa 4 nước 5 bên, gồm có Việt Nam, Trung Quốc lục địa, Đài Loan, Philippines, Malaysia. Ngoài hai quần đảo trên, tranh chấp Biển Đông còn mở rộng ra cả vùng biển phía Nam đảo Trường Sa giữa 6 nước 7 bên gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc coi vùng biển này nằm trong đường biên giới “lưỡi bò” là vùng nước lịch sử do họ đơn phương tuyên bố sở hữu từ cuối năm 1947. Từ sau 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng có những tuyên bố tương tự (Theo PGS – TS Trần Khánh  Viện  Đông Nam Á- “Tranh chấp Biển Đông nhìn từ góc độ chính trị “)

Cục diện Biển Đông hiện nay đang bộc lộ nhiều phức tạp, những phức tạp chủ yếu gây ra bởi Trung Quốc, bằng những bước đi toan tính tăng dần theo cấp số. Trung Quốc luôn khẳng định lập trường muốn “nuốt” 85% diện tích Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là những hành động ngang ngược thể hiện những toan tính ỷ thế nước lớn và “nhòm ngó” những lợi ích quan trọng từ Biển Đông.

 Bài 3: Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông

Nguyễn Vi Khải- Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !