Trực thăng Mi-171 bay ra Trường Sa cấp cứu ngư dân kịp thời

Ngày 30-3, Trung đoàn 917 (Sư đoàn Không quân 370) thực hiện chuyến bay ra đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) để đưa ngư dân Nguyễn Văn Phong bị bệnh nặng về đất liền điều trị.
Chuyến bay thành công tốt đẹp, ngư dân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và chuyển về Bệnh viện 87 (Quân chủng Hải quân).

Được lệnh của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không- Không quân, chiều 29-3, Trung đoàn 917 đã khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị, triển khai kế hoạch bay. Bệnh viện 175 và Bệnh xá Sư đoàn 370, đã cử kíp y, bác sĩ giỏi với đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết đi cùng chuyến bay để cấp cứu, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển bệnh nhân từ đảo về đất liền. Đúng 12 giờ 15 phút, trực thăng Mi-171 cất cánh từ sân bay Phan Rang (Ninh Thuận), hướng thẳng đến đảo Song Tử Tây. Tổ bay gồm: Cơ trưởng, Thượng tá Ngô Vi Sơn; Cơ phó, Thiếu tá Ngô Hồng Sơn; dẫn đường trên không, Thượng tá Phạm Văn Kết; cơ giới trên không, Thượng tá QNCN Nguyễn Trí Hiền, Thượng tá QNCN Dương Văn Đại và nhân viên kỹ thuật hàng không, Thượng úy Lê Minh Tuệ.

Chiếc trực thăng đã đáp xuống đảo Song Tử Tây khi ngư dân Nguyễn Văn Phong (còn gọi là Tèo, 47 tuổi, quê Khánh Hòa) đang được đội ngũ y, bác sĩ tận tình chăm sóc. Bệnh nhân được đưa lên đảo từ 11 giờ 30 phút ngày 29-3 trong trạng thái khó thở, không nói được, tứ chi không cử động, các bác sĩ chẩn đoán bị đột quỵ nặng và đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở ô-xy, thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe bệnh nhân có chiều hướng diễn biến nặng hơn nên bệnh xá đã đề nghị chuyển về đất liền để chữa trị.

Được biết, anh Phong đang làm việc trên tàu đánh cá Khánh Hòa số hiệu KH94969TS thì sáng 28-3 có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và không đi lại được. Anh Phan Hon, Thuyền trưởng tàu KH94969TS cho biết: “Thuyền đã đi đánh cá trên biển được 12 ngày. Khi phát hiện thuyền viên Phong có triệu chứng khác thường, tôi đã báo với đất liền nhờ hỗ trợ. Thuyền của tôi đang ở phía đông-nam đảo Song Tử Tây, cách khoảng 190 hải lý, nên tôi quyết định cho thuyền cặp đảo để anh Phong được cứu chữa. Cảm ơn các chú bộ đội trên đảo đã nhiệt tình giúp đỡ”. Sau khi đưa bệnh nhân lên đảo, thuyền trưởng cũng túc trực thường xuyên tại bệnh xá để cùng chăm sóc anh Phong.

Trực thăng Mi-171 bay ra Trường Sa cấp cứu ngư dân kịp thời - ảnh 1

Đưa bệnh nhân từ đảo Song Tử Tây lên máy bay để chuyển về đất liền.


Nghe báo cáo và tiếp nhận bệnh nhân, Thượng tá Lê Đức Quyền, Tổ trưởng tổ quân y Bệnh viện 175 triển khai các công tác chuyển tiếp thiết bị y tế và cho cáng bệnh nhân lên máy bay. “Khả năng bệnh nhân Phong bị tai biến mạch máu não. Cũng nhờ bệnh xá của đảo cấp cứu kịp thời, bệnh nhân bước đầu đã qua cơn nguy kịch, nhưng cần được khám tổng quát và chẩn đoán lại ngay khi về đất liền”- Thượng tá Lê Đức Quyền cho biết thêm. Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên đảo Song Tử Tây nói: “Việc giúp đỡ, cứu chữa ngư dân đi đánh cá trên biển là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, chiến sĩ công tác tại đảo. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu của thuyền KH94969TS, chúng tôi đã triển khai tổ quân y với các trang bị y tế trực sẵn sàng ngay cầu cảng để tiếp nhận bệnh nhân. Hai ngày qua, cán bộ chỉ huy đảo đều có mặt tại bệnh xá, cùng các bác sĩ nắm tình hình báo về đất liền”.

18 giờ 50 phút, chiếc trực thăng Mi-171 hạ cánh xuống sân bay Phan Rang. Đón chồng (bệnh nhân Nguyễn Văn Phong), chị Nguyễn Thị Thu mừng đến phát khóc, lần lượt cảm ơn tổ bay và các bác sĩ. Chị Thu tâm sự: “Khi nghe tin chồng gặp nạn, cả gia đình vô cùng lo lắng. Nay được các chú bộ đội đưa về đất liền bằng máy bay và các bác sĩ cấp cứu kịp thời giúp chồng tôi qua cơn nguy kịch. Gia đình chúng tôi ghi lòng tạc dạ công ơn này”. Bệnh nhân Nguyễn Văn Phong ngay sau đó được bàn giao cho các bác sĩ của Bệnh viện 87 (Quân chủng Hải quân) đưa về bệnh viện tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) điều trị. Cơ trưởng Mi-171, Thượng tá Ngô Vi Sơn cho biết: “Bay cấp cứu bệnh nhân ngoài đảo trở thành nhiệm vụ thường xuyên của chúng tôi. Dù hoạt động với cường độ cao, bay liên tục nhiều giờ trên biển nhưng chúng tôi luôn xác định quyết tâm tốt vì nhiệm vụ nhân đạo cứu người. Tôi luôn động viên các thành viên tổ bay nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Theo Lê Hùng Khoa/QĐND

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !