Triển khai thí điểm xây dựng mô hình Công dân học tập

Ngày 6/4/2021, hội nghị Ban Thường vụ Trung ương kỳ họp thứ 11, khóa V của Hội Khuyến học Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội nghị, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam đã báo cáo về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhìn lại 5 nhiệm kỳ, thường trực Trung ương Hội nhận định: Các đồng chí Chủ tịch Hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động của Hội, những thành quả đạt được của nhiệm kỳ trước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhiệm kỳ sau, nhiệm kỳ sau đã tiếp thu và phát huy hơn nữa các thành quả của nhiệm kỳ trước.

Cả 4 nhà lãnh đạo trong 5 nhiệm kỳ qua (Nguyễn Lân, Vũ Oanh, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Thị Doan) đều là những nhà lãnh đạo, có uy tín cao trong xã hội, đã nỗ lực không ngừng và hoạt động tâm huyết, có đạo đức trong sáng. Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên những thành công của Hội.

{keywords}
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội báo cáo công tác nhân sự tại hội nghị.

Hội nghị cũng nêu rõ các tiêu chuẩn lựa chọn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 -2026 về mặt vị thế xã hội, trình độ khoa học, đạo đức và lối sống, sức khỏe tinh thần và thể chất.

Thường trực Trung ương Hội nhìn nhận các điều kiện và nhận định các đồng chí có đủ năng lực, uy tín và sức khỏe để tiếp tục tham gia lãnh đạo công tác Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 - 2026, từ đó lập danh sách để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban Thường vụ đã thống nhất báo và thảo luận về việc thực hiện giới thiệu nhân sự phù hợp cho lãnh Ban chấp hành.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: "Hội nghị đã giúp chúng ta nhìn lại công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng cuối năm, thời gian không còn nhiều, nhiệm vụ đề ra cho Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học các cấp cần phải tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ mới và hoàn thành kế hoạch đề ra.

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp, Hội thảo hướng dẫn triển khai thí điểm xây dựng mô hình Công dân học tập được diễn ra. Hội thảo đã tổng hợp ý kiến của đại diện các địa phương về việc triển khai thí điểm mô hình Công dân học tập và giới thiệu bảng tự kê khai, cho điểm.

GS Phạm Tất Dong cho biết, sau 8 năm triển khai, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” đã hoàn thành các nhiệm vụ đúng tiến độ và đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, kết quả nổi bật nhất là phát triển xã hội học tập ở Việt Nam trở thành một sự nghiệp giáo dục, được đông đảo Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội từ Trung ương tới địa phương tham gia. Học tập suốt đời được đông đảo tầng lớp nhân dân nhận thức là giải pháp hữu hiệu để có năng lực sống và làm việc trong quốc gia đang từng bước tiếp cận với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thích ứng với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.

Mô hình xã hội học tập trên địa bàn hành chính cấp xã đã được định hình và đang trên đà phát triển. Các mô hình học tập của người dân ở cấp xã (gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng thôn bản/tổ dân phố học tập… đang phát triển mạnh. Cộng đồng học tập cấp xã theo Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.

Rất nhiều mô hình học nghề, học chuyên môn nghiệp vụ đã được các tổ chức chính trị xã hội sáng tạo nên thành mô hình học tập đa dạng, cơ động và linh hoạt. Nhiều doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đã mở ra các khoá học, lớp học cho người lớn, đặc biệt là khoá học trực tuyến… để phát triển xã hội học tập suốt đời.

GS Phạm Tất Dong cho rằng, việc thực hiện Đề án 89 về xây dựng xã hội học tập đã góp phần đổi mới, cấu trúc lại hệ thống giáo dục, đưa giáo dục thường xuyên và việc học tập của người lớn thành một hoạt động có tính chiến lược; tập hợp đông đảo và đồng bộ các lực lượng xã hội, lực lượng kinh tế tham gia xây dựng chương trình học tập suốt đời tại nhiều cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp. 

Xây dựng xã hội học tập đã góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, chính quyền và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Công tác phổ cập giáo dục và xoá mù chữ qua đó được củng cố vững chắc với kết quả là cả nước đã hoàn thành xoá mù chữ.

Mạng lưới cơ sở GDTX được củng cố và phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về mô hình, hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân…

Để xây dựng được xã hội học tập, thời gian tới, Hội Khuyến học cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội và cả hệ thống chính trị. Từng người dân và mỗi cá nhân trong hệ thống chính trị cũng cần nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển xã hội học tập.

Đích đến cuối cùng của xã hội học tập là tạo công bằng, xóa rào cản và mở rộng cơ hội để mọi người dân được tiếp cận giáo dục và học tập suốt đời.

Hoàng Thanh

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Đang cập nhật dữ liệu !