Trẻ nổi hạch sau tiêm phòng lao có nguy hiểm không?

Sau tiêm phòng vắc xin ngừa lao nhiều trẻ sẽ hiện tượng nổi hạch ở nách nhưng đây là hạch lành tính, cha mẹ không nên hốt hoảng.

Chị Nguyễn Lê Phương, Hoàng Mai, Hà Nội hốt hoảng vì con trai 2 tháng tuổi bỗng dưng xuất hiện chùm hạch ở nách. Chị Phương quá lo lắng nên vội vàng đưa con đi khám tại BV Phổi trung ương vì sợ con bị lao hạch. Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán lao do tiêm nên chỉ theo dõi. Chị Phương vẫn chưa yên tâm lại đến BV Nhi trung ương. May mắn, các bác sĩ đều cho rằng cho bé bị hạch do phản ứng phụ từ mũi tiêm lao trước đó của trẻ, không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ cha mẹ chỉ theo dõi từ 3- 6 tháng hạch sẽ mất.

Tuy nhiên, nhìn hạch ở nách sưng đỏ, to như ngón tay cái chờ vỡ cũng khiến bố mẹ của trẻ nhiều lần toát mồ hôi vì lo lắng.

Trường hợp con chị Nguyễn Thị Ninh, Nguyễn Xiển, Hà Nội cũng tương tự. Chị Ninh kể bé nhà em lúc sinh ở viện có tiêm phòng lao, sau đó 6 tuần thì nách của bé có nổi hạch, bé không sốt và bú mẹ bình thường, lúc 2,5 tháng tuổi thì hạch có mủ và tự vỡ ra nhưng chưa hết. Hiện tại, thi thoảng vẫn rỉ nước dù có vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý. Đến nay bé đã được 3 tháng tuổi, hạch không sưng nữa nhưng vẫn còn nốt đỏ và thỉnh thoảng rỉ nước.

Chị Ninh cho con đi chích vùng rỉ nước nhưng khi đi khám, bác sĩ cho biết còn tình trạng  rỉ nước thì khả năng vẫn còn khối hạch viêm cùng đường rò từ hạch viêm ra da. Bác sĩ đã chỉ định siêu âm để đánh giá số lượng, kích thước, tính chất của hạch và phải phẫu thuật để lấy trọn khối hạch viêm.

{keywords}
Trẻ nổi hạch sau tiêm phòng có nguy hiểm không?

BS Trần An Hải Đăng- Khoa Điều trị trong ngày, BV Nhi đồng 1 tình trạng nổi hạch sau tiêm chủng phòng bệnh lao ở trẻ không phải là hiếm. Đây là một trong số ít phản ứng bất lợi sau tiêm ngừa lao (BCG).  

Khi tiêm phòng ngừa lao có hai biến chứng hay gặp sau tiêm phòng lao là viêm loét tại chỗ tiêm kéo dài và viêm hạch nách trái. Đặc biệt, khi phát hiện hạch ở nách trái của trẻ sưng to, hầu hết các bậc cha mẹ đều rất lo sợ.

Tuy nhiên, viêm hạch bạch huyết sau tiêm ngừa lao là một hạch lành tính. Trong quá trình diễn tiến tự nhiên của hạch, hạch có thể tụ mủ và vỡ ra. Bé cần được chăm sóc vết thương và theo dõi trong thời gian 2 – 3 tuần. 

Viêm hạch bạch huyết sau tiêm ngừa lao có biểu hiện dạng khối hạch tròn sưng to từ 1cm, cùng bên với chỗ tiêm ngừa, có thể chỉ có 1 hạch hoặc nhiều hạch ở nách, vai, sau vai hoặc cổ.

Theo bác sĩ Đăng, hạch sưng to nhưng không làm trẻ đau hay sốt. Một số trường hợp có thể thấy hạch sưng đỏ nhẹ kèm chảy mủ. Hạch viêm có thể xuất hiện sớm nhất là 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiêm ngừa.

Nguyên nhân: Sau khi tiêm trong da, vaccine bắt đầu được vận chuyển đến các tế bào bạch huyết vùng gần đó (như nách, vai, sau vai…) của cơ thể và bắt đầu phát huy tác dụng làm hạch bạch huyết lớn lên. Vì vậy, bé chỉ nổi hạch cùng bên với bên được tiêm ngừa, chủ yếu là bên trái.

Việc điều trị hạch sau tiêm cho trẻ, BS Đăng cho rằng viêm hạch là phản ứng bình thường sau tiêm ngừa lao vì thế điều trị không cần dùng thuốc chống lao.
Điều trị dựa theo phân loại ví dụ thể nung mủ: cần thiết mới rạch thoát mủ.

Trường hợp trẻ ở thể không nung mủ: phần lớn chỉ cần theo dõi định kỳ do có thể teo nhỏ dần theo tuổi. Tuy nhiên, một số hạch có kích thước to lớn hơn 3cm hoặc chùm hạch (lớn hơn 2 hạch) có kích thước lớn cần thiết phải can thiệp phẫu thuật cắt trọn hạch vì không thể tự hết và có thể diễn tiến sưng đỏ đau.

Nếu phát hiện trẻ có hạch quanh vùng tiêm ngừa lao, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

K.Chi  

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !