Trẻ ích kỷ, sống dựa dẫm vì 5 sai lầm của cha mẹ
Các nghiên cứu cho thấy, khi lên 3 tuổi trẻ bắt đầu thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm thực sự. 5 sai lầm của cha mẹ thời điểm này có thể gây hại cho con.
Luôn nói “Có” với con
Nghiên cứu về liên kết gene với hành vi ích kỷ ở trẻ em, đăng trên tạp chí Science Daily năm 2013 chỉ ra những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều khi lớn sẽ chỉ quan tâm đến bản thân. Trẻ ít thể hiện sự đồng cảm, có cách cư xử không đúng mực với những người khác và thiếu đạo đức làm việc.
Để con có lòng trắc ẩn đòi hỏi bạn phải đôi khi biết cách từ chối. Không dọn dẹp hộ con, không đồng ý mua những thứ con thích, và con không được nói chuyện theo cách đó.
Đưa ra hậu quả cho những hành động không lành mạnh của con sẽ hỗ trợ khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
Ảnh minh họa.
Không tìm cơ hội chỉ dạy con
Bạn có thể nghĩ rằng trẻ không chú ý nhưng chúng quan sát rất kỹ để biết cách bạn phản ứng với các tình huống. Chúng dễ dàng học theo và nhận biết biểu cảm của người lớn để điều chỉnh hành vi.
Cha mẹ cần tạo ra nhiều tình huống giúp con đặt mình vào vị trí của người khác để biết đồng cảm và chia sẻ. Ví dụ, nếu muốn anh em giúp đỡ và quan tâm nhau, trong lúc cùng con làm bánh, phụ huynh có thể cho con chọn loại nhân yêu thích và nghĩ cho sở thích của anh trai.
Ảnh minh họa.
Không dạy con về sự đồng cảm
Khi trẻ lên 8, chúng có thể hiểu rằng cảm xúc của một người có thể không dựa trên những gì đang xảy ra với chúng vào lúc này mà còn là tác động của ngoại cảnh.
Trong giai đoạn phát triển này, trẻ em cũng hiểu biết cụ thể hơn và cảm thông hơn đối với một nhóm người bị áp bức. Đó là lý do ngoài thông tin, tin tức trên truyền hình, mạng xã hội hoặc truyền tai, phụ huynh nên trò chuyện với con mỗi ngày, để chúng hiểu rõ bản chất vấn đề, phân định đúng, sai.
Bạn gieo càng nhiều hạt giống nhân ái, con cái của bạn sẽ càng thu hoạch được những điều tốt đẹp.
Ảnh minh họa.
Đáp ứng mọi thứ nhưng không dạy con biết ơn
Làm việc vì những thứ được nhận hoặc là một phần của gia đình là cách quan trọng để giúp trẻ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phải giúp đỡ người khác.
Trẻ em học cách biết ơn khi chúng không nhận được mọi thứ mà chúng yêu cầu. Ngoài dạy trẻ học cách bày tỏ sự biết ơn khi nhận sự giúp đỡ, phụ huynh nên thường xuyên đặt câu hỏi, tình huống giả định xoay quanh lòng tốt, để hình thành thói quen trong trẻ.
Không cho con làm việc thiện nguyện
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể trải qua những gì người khác đã trải qua, nhưng chúng ta có thể kết nối ở cấp độ con người thông qua hoạt động tình nguyện.
Lòng nhân ái trong một cộng đồng dễ dàng giúp con người xích lại gần nhau và cố gắng hiểu trải nghiệm của đối phương. Điều này giúp trẻ dễ dàng mở rộng trái tim, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh và không quan tâm nhận lại.
Ông nội dẫn cháu bị tụt quần đi khắp trung tâm thương mại, lý do đằng sau khiến dân tình 'thương ông 1, trách bố mẹ cháu 10'
Dù chiếc quần của cháu đã tụt xuống bắp chân nhưng ông nội không hề hay biết, vẫn kéo cháu đi khắp nơi.
Theo giadinhonline.vn