Trẻ em Indonesia ‘học chữ’ theo cách không ai ngờ
Theo Reuters, nhân viên của một trong những thư viện trên đảo Java ở Indonesia đã đề nghị học sinh đổi rác thải lấy sách nhằm khơi dậy niềm yêu thích đọc sách và làm cho môi trường sạch hơn.
Hành động “đổi rác lấy sách” được tổ chức bởi Raden Roro Hendarti, một nữ cư dân địa phương. Cô đã trang bị một thư viện di động trên chiếc xe tải ba bánh và hàng ngày tặng sách văn học cho trẻ em học sinh trên đường phố.
Có 6 nghìn cuốn sách trong bộ sưu tập, có thể đổi bằng cốc nhựa, túi nhựa và các loại rác khác. Mỗi tuần, người phụ nữ gom được khoảng 100 kg chất thải, sau đó cô phân loại và giao chúng để tái chế.
Raden coi sứ mệnh của mình là phát triển khả năng đọc viết cho trẻ em châu Á và giúp họ cứu hành tinh. Một số em thường xuyên đến thư viện của cô đi quanh làng với mục đích tìm rác để đổi cuốn sách tiếp theo. Tỷ lệ biết chữ hiện tại của người Indonesia trên 15 tuổi là 96%.
Trẻ em Indonesia đổi rác lấy sách. (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, trong báo cáo hồi tháng 9, Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng trong bối cảnh đại dịch tỷ lệ này có thể giảm mạnh và khiến 80% thanh niên không thể đạt được các kỹ năng đọc tối thiểu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) quy định.
Bên cạnh đó, một quốc gia châu Á khác quyết định “tự bảo vệ mình” khỏi Covid-19 bằng rác thải. Thái Lan đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân và bắt đầu sản xuất những bộ quần áo bảo hộ dành cho khu vực nguy hiểm từ chất thải tái chế. Những bộ quần này không được coi là vô trùng, nhưng có thể bảo vệ tối thiểu khỏi sự lây nhiễm.
Indonesia hiện là quốc gia có lượng rác thải trôi trên biển lớn thứ 2 trên thế giới chiếm 1,3 triệu trong tổng số 8 triệu tấn đổ ra đại dương mỗi năm, sau Trung Quốc. “Xứ sở Vạn đảo” cam kết giảm lượng rác thải nhựa khoảng 75% trong vòng 4 năm tới - một nhiệm vụ lớn đối với quốc gia Đông Nam Á có gần 270 triệu người sinh sống.
Trước đó, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, các nhà môi trường tại Indonesia đã xây dựng một triển lãm từ 100% rác thải nhựa. Thông qua hoạt động này, Ban Tổ chức mong muốn lan truyền thông điệp về cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đại dương, đồng thời, nâng cao ý thức của người dân trong suy nghĩ và thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần.
Triển lãm ngoài trời diễn ra ở thị trấn Gresik, phía Đông Java đã mất ba tháng để lắp ráp và được tạo thành từ hơn 10.000 đồ phế thải nhựa, từ chai lọ, túi xách đến gói và ống hút, tất cả đều được thu gom từ các con sông và bãi biển bị ô nhiễm.
Trung tâm triển lãm là bức tượng có tên là “Dewi Sri”, vị thần tượng trưng cho sự thịnh vượng, được người dân đảo Java tôn thờ. Chiếc váy dài của bức tường được làm từ những gói đồ gia dụng chỉ sử dụng một lần.
Hành trình gian khổ của những người tị nạn tại biên giới Ba Lan
Một đám đông người di cư đã cố gắng vượt qua lãnh thổ Belarus và hướng tới biên giới với Ba Lan.
Thanh Bình (lược dịch)