Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Thức dậy sớm vào buổi sáng đã là một thử thách đối với hầu hết thanh thiếu niên. Thức dậy trước cả khi mặt trời mọc để đến trường lúc 5h30 chắc chắn là ác mộng các học sinh không ai muốn trải qua.

Vậy mà đây lại chính là điều nhiều học sinh ở Indonesia đang phải trải qua mỗi ngày.

 

Học sinh lớp 12 ở 10 trường ở tỉnh Kupang đang phải đến lớp lúc 5h30.


Dậy từ 4h, tự đi xe đến trường

Cụ thể, học sinh lớp 12 tại 10 trường trung học ở tỉnh Kupang, Indonesia là một phần của dự án thử nghiệm. Các trường học ở quốc gia Đông Nam Á này thường bắt đầu học từ 7 đến 8h nhưng theo chương trình này, học sinh phải đến lớp lúc 5h30.

Theo tờ Guardian, thí nghiệm gây tranh cãi đã được thống đốc tỉnh Viktor Laiskodat công bố vào tháng 2/2023 để khiến học sinh kỷ luật hơn.

Những học sinh buồn ngủ có thể được nhìn thấy một cách miễn cưỡng lê lết "như xác sống” qua những con đường tối tăm vào mỗi buổi sáng để đến trường đúng giờ. 

Các bậc cha mẹ đã chỉ trích chương trình này. Họ cũng bày tỏ sự lo ngại về vấn đề an toàn và sức khỏe của con cái, đặc biệt là đối với học sinh nữ.

“Vô cùng khó khăn, bây giờ các con phải rời khỏi nhà khi trời còn tối. Tôi không thể chấp nhận điều này. Sự an toàn của các con không được đảm bảo”, Rambu Ata, mẹ của một học sinh 16 tuổi, nói với hãng tin AFP.

 

Phụ huynh rất bất bình trước chính sách không hợp lý của tỉnh.


Con gái Eureka của cô hiện phải thức dậy từ 4h để chuẩn bị mọi thứ và đi xe máy đến trường. “Bây giờ mỗi khi về đến nhà, con đều kiệt sức và ngủ thiếp đi ngay lập tức", cô Ata cho biết.

Trường học thường kết thúc vào khoảng 3h30 ở Indonesia. Marsel Robot, Chuyên gia giáo dục từ Đại học Nusa Cendana, cho biết: “Chính sách mới này không có mối tương quan nào với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục".

Về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của học sinh và gây ra sự thay đổi trong hành vi.

“Học sinh sẽ chỉ ngủ trong vài giờ và đây là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của các em. Điều này cũng sẽ khiến các em căng thẳng và trút căng thẳng bằng những hành động bộc phát”.

Áp dụng cả công chức ngành giáo dục 

Hãng tin Indonesia Kompas đưa tin đã có nhiều ý kiến yêu cầu chính quyền trung ương can thiệp vào  quyết định của tỉnh Kupang. Theo Kompas, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia cũng đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại chính sách này. 
Việc thay đổi quy tắc của tỉnh Kupang cũng bị các nhà lập pháp địa phương phản đối, kêu gọi hủy bỏ chính sách "vô căn cứ" này.

Tuy vậy, chính quyền địa phương vẫn duy trì thử nghiệm và thậm chí còn mở rộng phạm vi đến các cơ quan giáo dục địa phương. Như vậy, nhân viên và công chức cũng bắt đầu ngày làm việc lúc 5h30.

Rensy Sicilia Pelokilla, công chức tại một cơ quan giáo dục, nói rằng việc dậy sớm giúp cô khỏe mạnh hơn vì giờ đây cô ấy phải tham gia các buổi tập thể dục buổi sáng.

“Là một công chức, tôi sẵn sàng tuân thủ quy định và sẽ cố gắng hết sức”, cô Pelokilla nói.

Một nghiên cứu năm 2014 do Học viện Nhi khoa Mỹ đã khuyến nghị học sinh cấp hai và cấp ba nên bắt đầu các lớp học lúc 8h30 hoặc muộn hơn để các em ngủ đủ giấc.


Tử Huy

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Đang cập nhật dữ liệu !