'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

Trước những ý kiến cho rằng trang phục dân tộc của Hoàng My quá gợi cảm, NTK Lê Thanh Hòa khẳng định bộ đồ này để thi trong phần khiêu vũ nên cần có những cách điệu nhất định, và phải tạo sự thoải mái cho My trong khi di chuyển.

'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

Trong làng thời trang, Lê Thanh Hòa là một cái tên không hề xa lạ, nhất là sau khi chàng trai 27 tuổi này đoạt quán quân cuộc thi Aquafina Pure Fashion 2009, tham gia trình diễn bộ sưu tập dạ hội trong Đẹp Fashion Show 10, được mời tham gia thiết kế áo dài cho các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam trong chương trình Áo dài không biên giới... Anh cũng là người được Hoàng My và Elite Việt Nam mời anh thiết kế trang phục cho cô tại đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh - Hoa hậu thế giới (Miss World 2012).Tuy nhiên, khi bộ trang phục của Hoàng My được tung lên mạng, đã có nhiều ý kiến trái chiều về bộ đồ này.

'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

- Từ trước tới giờ, ngoài Hoàng My, anh từng thiết kế trang phục cho người đẹp nào đi thi nhan sắc quốc tế chưa?

- Đây là lần đầu tiên tôi thiết kế và tài trợ trang phục cho người đẹp đi thi nhan sắc quốc tế. Thực sự tôi cũng có một chút áp lực vì Miss World là một đấu trường nhan sắc rất lớn, thu hút nhiều sự quan tâm của những người yêu cái đẹp, thời trang trong nước và quốc tế. Áp lực lớn nhất đối là tôi hiểu một bộ trang phục không thể nào đáp ứng hết thị hiếu thẩm mỹ của số đông được.

'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

- Vậy theo anh, vì sao Hoàng My và Elite Việt Nam chọn anh?

- Câu hỏi này tôi nghĩ nên để Hoàng My và Elite Việt Nam trả lời sẽ hợp lý hơn. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi và Hoàng My vốn là những người bạn thân từng chơi và làm việc với nhau. Tôi hiểu những thế mạnh và nét đẹp trên cơ thể của Hoàng My để có thể sáng tạo ra những bộ trang phục thích hợp vóc dáng đồng thời tôn lên vẻ đẹp của cô ấy.

- Trong chuyến đi này của Hoàng My, anh thực hiện cho cô ấy bao nhiêu bộ trang phục?

- Khoảng 10 bộ mặc thường ngày và 4 bộ trang phục dạ hội cùng một bộ trang phục dân tộc.

- Bộ trang phục dân tộc anh thiết kế cho Hoàng My đang gây nhiều tranh cãi. Có luồng dư luận cho rằng nó được lấy ý tưởng từ câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy. Anh nghĩ sao?

- Đó không phải trang phục lấy ý tưởng từ câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy. Trang phục của Mỵ Châu theo như mọi người hình dung sẽ có áo lông ngỗng, có nỏ thần. Ở đây Hoàng My không mặc áo lông ngỗng, tay cũng không cầm nỏ thần. Dù thời gian rất gấp rút nhưng bộ trang phục dân tộc của Hoàng My được tôi và ê kíp ngồi lại bàn bạc rất kỹ càng. Hoàng My nói với tôi rằng cô ấy cần một bộ trang phục dân tộc thật ấn tượng nhưng phải đáp ứng được tiêu chí gọn nhẹ và có thể giúp cô ấy cảm thấy thoải mái, dễ chuyển động khi trình diễn trong phần thi Dances of The World, từ đó bộ trang phục lấy ý tưởng từ trang phục của người Âu Lạc được ra đời.

'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

- Có một số ý kiến cho rằng trang phục của Hoàng My quá sexy, không phù hợp với hình tượng kín đáo, dịu dàng của phụ nữ Việt Nam. Anh nghĩ gì?

- Trước tiên, tôi phải nói thẳng với các bạn một điều rằng tôi là nhà thiết kế thời trang. Tôi thực hiện bộ đó cho Hoàng My dựa trên ý tưởng trang phục của người Âu Lạc chứ không phải là người làm phục trang cho Hoàng My đi thi. Vì thế, tôi có sự bay bổng trong sáng tạo của mình để phù hợp với thực tế và xu hướng của thế giới. Tôi không thấy có gì là quá sexy hay táo bạo cả. Hơn nữa, như đã nói ở trên, bộ trang phục còn phải đáp ứng được yêu cầu riêng của Hoàng My nữa.

- Cũng có người nhận xét rằng một người đẹp mặc trang phục dân tộc như Hoàng My mà tay lại cầm cung thì có vẻ hơi... bạo lực?

- Tôi không hiểu sự bạo lực mà mọi người nói ở đây mang ý nghĩa gì. Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là sự hài hòa của trang phục. Bộ trang phục làm toát lên vẻ thu hút của nhan sắc Việt, còn cung tên như một điểm nhấn, là đạo cụ để tạo sự ấn tượng thôi.

- Anh nghĩ sao về ý kiến cho rằng bộ trang phục dân tộc của Hoàng My có những điểm tương đồng với 4 mẫu thiết kế của nhà thiết kế Sĩ Hoàng?

- Tôi cảm thấy bất ngờ với nhận xét mang tính chủ quan này. Tôi không muốn bàn luận nhiều, vì nếu cho rằng nó tương đồng thì các bạn phải chỉ ra được tương đồng ở chỗ nào và như thế nào. Đối với tôi, NTK Sĩ Hoàng là một người thầy mà không ít nhà thiết kế trẻ như tôi luôn tôn trọng.

- Mọi người đặt ra nghi ngờ vì có lẽ họ cho rằng anh là một người trẻ, mà thiết kế trang phục dân tộc thì lại không hề đơn giản?

- Tôi đồng ý với điều đó, thiết kế trang phục dân tộc không hề đơn giản vì không thể cứ bay bổng chạy theo cảm xúc mà quên mất những vấn đề chính yếu, cốt lõi gắn liền với văn hóa, lịch sử. Tôi cũng gặp không ít khó khăn trong việc đi tìm những tư liệu cần thiết để học hỏi, tìm hiểu nhằm làm nên bộ trang phục dân tộc ấn tượng cho Hoàng My lần này.

'Trang phục của Hoàng My không có gì là táo bạo'

- Sau màn xuất hiện ấn tượng tại Đẹp Fashion Show 10, sắp tới anh sẽ trình diễn bộ sưu tập nào mới?

- Cuối tháng 8 này tôi sẽ tham gia show diễn Đẹp Runway. Lần này tôi sẽ trình làng những mẫu thiết kế mang tính ứng dụng nhiều hơn là trình diễn.

TRƯƠNG QUỐC PHONG

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !