TP.HCM nỗ lực với "xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn"
Với mục tiêu “Xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn” – Ban An toàn thực phẩm (ATTP) Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cách quản lý, xây dựng các chiến lược quản lý ATTP.
Kiềng 3 chân
Trong giai đoạn 3 năm thí điểm, từ 2017 – 2019, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố tuy là một đơn vị mới được thành lập theo quyết đinh của Thủ tướng chính phủ trong việc thống nhất 01 đầu mối quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cũng đã thực hiện được nhiều giải pháp nhằm xây dựng bộ máy, ổn định tổ chức và triển khai đồng bộ các giải pháp trong việc cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Với mô hình thí điểm thống nhất một đầu mối, Ban đã xây dựng và triển khai kế hoạch hành động tập trung vào 3 điểm chính như 3 thế kiềng.
1) Xây thực phẩm sạch trong cả hai khâu sản xuất và kinh doanh phân phối: phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, nông sản sạch, truy xuất nguồn gốc, giám sát chất lượng; phát triển mô hình kinh doanh hiện đại và cải thiện kinh doanh truyền thống-xây dựng mô hình chợ thực phẩm an toàn;
2) Chống thực phẩm bẩn: tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra thông qua việc triển khai mô hình các Đội quản lý An toàn thực phẩm tại chợ đầu mối và các quận/huyện. Phòng chống ngộ độc thực phẩm thông qua việc tăng cường giám sát chất lượng, triển khai các kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, suất ăn sẵn cho trường học, bệnh viện, công ty, thức ăn đường phố, lễ hội sự kiện;
3) Nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cho cộng đồng và người hành nghề. Đồng thời đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong công tác cấp phép an toàn thực phẩm.
Năm 2020, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được triển khai với nhiều hoạt động phủ kín về chiều rộng và có đầu tư về chiều sâu đã tạo nên những bước chuyển biến căn bản, ý thức chấp hành pháp luật của cả người sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý, người tiêu dùng được nâng cao, hình thành nếp sống văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Cụ thể, Ban Quản lý đã chủ động xây dựng kịp thời các kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm và tổ chức triển khai quyết liệt, nghiêm túc trong công tác tổ chức, nắm tình hình, xác định được đối tượng, địa bàn trọng điểm cần tập trung ngay từ đầu năm.
Các mục tiêu, nhiệm vụ được triển khai nghiêm túc với nhiều giải pháp, quyết tâm cao, phương thức điều hành chỉ đạo chặt chẽ, đúng quy định. Có phân công cụ thể cho các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và xác định tiến độ thực hiện để tăng tính chủ động trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện. Từ đó cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020.
TP.HCM tuyên truyền người dân về an toàn thực phẩm qua hệ thống xe loa |
Trong năm 2020, quán triệt thực hiện có hiệu quả mục tiêu trọng tâm đề ra “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”; “Xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn”, Ban Quản lý đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) đang lan rộng và có diễn biến phức tạp, Ban Quản lý đã ban hành Kế hoạch phòng chống, ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mớicủa vi rút Corona (COVID-19) và tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo đề nghị Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tăng cường các biện pháp khẩn cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh lan rộng nhằm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong đó thực hiện theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địabàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1369/QĐ-BCĐ ngày 23/4/2020 của Trưởng Ban Chỉ Đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong mùa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) giúp phòng chống lây lan dịch bệnh. Khuyến cáo người dân có cái nhìn đúng về cách lây nhiễm và tự phòng chống, bảo vệ sức khỏe cá nhân, tránh đồn thổi, hoang mang khi nghe các tin tức chưa chính xác về dịch bệnh.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Tiếp tục duy trì xây dựng và triển khai các Đề án, Dự án đảm bảo an toàn thực phẩm như: Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”, đề án “Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm”, chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ quận, huyện triển khai mô hình “Chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm”, mô hình thức ăn đường phố điểm.
Giám sát mối nguy và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính;
theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch tễ, hướng dẫn các biện pháp an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y trong chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới có hiệu lực về an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, trong đó chú trọng địa bàn vùng ven; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là loại hình có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường từ đó có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo an toàn thực phẩm kịp thời đối với người tiêu dùng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các sản phẩm của các cơ sở có nguy cơ cao gây mất an toàn, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.