Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất tiếp tục gọi tên Masan Group
Masan Group vừa được Forbes Việt Nam Việt Nam vinh danh trong trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam.
Đây là năm thứ 9 liên tiếp Masan có mặt trong danh sách này. Năm 2021, Masan Group và các công ty thành viên cũng liên tục góp mặt trong nhiều BXH, giải thưởng uy tín trong và ngoài nước. Điều này thêm một lần nữa khẳng định kết quả kinh doanh vượt trội, chiến lược phát triển bền vững của một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất được Forbes Việt Nam đánh giá theo phương pháp xếp hạng của Forbes áp dụng trên toàn cầu, có xét đến yếu tố đặc thù của thị trường Việt Nam, dựa trên các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2016-2020. Đơn vị này điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị, triển vọng phát triển ngành.
Năm 2021, Masan Group ghi dấu ấn 9 năm liên tiếp có mặt trong Top công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. |
Mới đây, lần đầu tiên Masan Group được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ở hạng mục Sáng kiến vì cộng đồng tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc & bền vững châu Á 2021 (ACES). Vietnam Report (VNR) cũng vinh danh Masan Group trong Top 5 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Hàng loạt công ty thành viên và liên kết của Masan như WinCommerce, Masan Consumer Holdings, Masan MEATLife, Vinacafe Biên Hòa, Phúc Long nằm trong Top 10 Công ty Bán lẻ, Thực phẩm - Đồ uống Uy tín năm 2021 theo VNR. Masan High–Tech Materials được vinh danh Top 100 doanh nghiệp bền vững năm 2021 và là đại diện tiêu biểu của Việt Nam được Bộ Tài Nguyên và Môi trường lựa chọn đề cử giải thưởng “Khoáng sản ASEAN”.
Masan sở hữu nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng được ưa chuộng |
Chiến lược tái cấu trúc WinCommerce cho “trái ngọt”
Năm 2021, dịch Covid-19 tạo ra những thách thức chưa từng có với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Với vai trò là tập đoàn Tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu cả nước, Masan Group đã tập trung mọi nguồn lực nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, phục vụ kịp thời hàng hóa đến người dân cả nước.
Nỗ lực “vượt sóng” đại dịch, 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần Masan Group đạt 64.801 tỷ đồng, tăng trưởng 16,5% so với mức 55.618 tỷ đồng vào cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mảng kinh doanh của Masan Group ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Masan Consumer Holdings tăng 14,3%; Masan MEATLife tăng 32,8% và Masan High-Tech Materials tăng 89,3%.
Quý 3/2021 là quý đầu tiên WinCommerce (trước đây là VinCommerce) có lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông dương, sau 7 quý kể từ lúc được Masan mua lại. Đây là “trái ngọt” quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc WinCommerce, tạo nền tảng để Masan thực hiện các bước đi chiến lược trên thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam.
Masan hướng đến mục tiêu có từ 3.300 - 3.600 cửa hàng WinMart+ trước cuối năm 2022 |
Mô hình cửa hàng mini-mall thu hút khách hàng
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2021, ông Danny Le – Tổng Giám đốc Masan Group cho biết, không dừng lại ở mô hình bán lẻ cung cấp nhu yếu phẩm thuần túy, tầm nhìn của của Masan là xây dựng một nền tảng “Point Of Life” đáp ứng các nhu cầu về nhu yếu phẩm, tài chính, y tế, dịch vụ số, giáo dục, giải trí…. Những lĩnh vực đang chiếm đến 80% ngân sách của người tiêu dùng. Đây sẽ là nền tảng xuyên suốt từ “offline” đến “online” giúp khách hàng tận hưởng cùng một trải nghiệm vượt trội dù đang ngồi tại nhà hay mua sắm các cửa hàng.
Tăng tốc xây dựng nền tảng “Point Of Life”, Masan liên tục hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Mới đây, Masan và SK Group đã ký kết thỏa thuận mua lại cổ phần của The CrownX (nền tảng Tiêu dùng – Bán lẻ sở hữu Masan Consumer Holdings và WinCommerce) với tổng giá trị tiền mặt là 345 triệu USD, trong đó SK Group đầu tư 340 triệu USD. Ngoài SK Group, Tháng 5/2021, nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Alibaba và Baring Private Equity Asia đã đầu tư 400 triệu USD mua lại 5,5% cổ phần The CrownX.
Reddi giữ vai trò cốt lõi để Masan chuyển đổi thành nền tảng tiêu dùng - công nghệ |
Về phía các doanh nghiệp Việt, tháng 5/2021, Masan mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage, thử nghiệm mô hình kiosk Phúc Long tại VinMart+. Tháng 09/2021, Masan tiếp tục mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Mobicast – đơn vị sở hữu mạng di động Reddi, bước đầu “lấn sân” sang lĩnh vực viễn thông. Tập đoàn này cũng hợp tác với Techcombank, Phano Pharmacy tích hợp dịch vụ tài chính và quầy dược phẩm vào các cửa hàng VinMart+ (sẽ được đổi tên thành WinMart+ trong thời gian tới).
Masan đã thí điểm các cửa hàng theo mô hình mini-mall tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại đây khách hàng có thể mua nhu yếu phẩm (VinMart+), giao dịch tài chính (Techcombank), thưởng thức trà – cà phê (Phúc Long), mua dược phẩm (Phano Mart) và sử dụng tại dịch vụ số (mạng di động Reddi) ngay tại một địa điểm. Bên cạnh đó, tính đến cuối tháng 11, hơn 300 kiosk Phúc Long đã được tích hợp vào VinMart+ tại 13 tỉnh thành.
Theo Masan, cửa hàng mini-mall giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn được tận hưởng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Điều này đặc biệt phù hợp với cuộc sống bận rộn tại các đô thị, nơi tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Cửa hàng mini-mall cũng cho phép Masan mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Nếu như khách hàng WinMart+ chủ yếu là các bà nội trợ, thì Techcombank, Phúc Long, Phano, mạng di động Reddi dành cho tất cả mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt là khách hàng trẻ, những người sẵn sàng thử nghiệm các xu hướng tiêu dùng mới.
VCSC vừa đưa các khuyến nghị tích cực về triển vọng của cổ phiếu Masan Group (HOSE - MSN). Theo đó giá mục tiêu cổ phiếu MSN được xác định ở mức 186.000 đồng. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính vào nền tảng “Point Of Life” cũng như chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn này.
Phương Dung