Người thầy từng rửa bát thuê, giúp hơn 400 học sinh vào Harvard, MIT

Được biết đến với nỗ lực và thành công trong việc thay đổi cuộc đời của những học sinh “không thể dạy được”, di sản của thầy Jaime Escalante đã vượt xa phạm vi lớp học nhỏ.

Từ hành trình rửa bát để học tiếng Anh

Jaime Escalante sinh năm 1930 tại thành phố La Paz, Bolivia. Ông có bằng Vật lý, Toán học và làm giáo viên dạy Toán tại một trường địa phương ở Bolivia trước khi di cư sang Mỹ vào những năm 1960. 

hinh 1.png
Jaime Escalante là một trong những giáo viên có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ.

Năm 34 tuổi, ông đến Los Angeles, Mỹ, nhưng không xin được việc bởi không biết tiếng Anh và chứng chỉ giáo viên tại Bolivia cũng không được công nhận. Mặc dù đối mặt với rào cản ngôn ngữ, Escalante không bỏ cuộc. Ông vừa theo học ĐH California, đồng thời bắt đầu tự học tiếng Anh trong khi làm các công việc bán thời gian như rửa bát.

Khoảng thời gian này đã đặt nền móng cho những phương pháp giảng dạy đổi mới mà sau này ông sử dụng để trao quyền và thay đổi cuộc đời các học sinh của mình.

Mất 10 năm mới có được chứng chỉ giáo viên, thầy Escalante đến nhiều trường xin phỏng vấn nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, ở tuổi 44, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Trường Trung học Garfield ở Đông Los Angeles, một cơ sở giáo dục gặp khó khăn bởi những thách thức kinh tế xã hội và kỳ vọng học tập thấp. 

Jaime Escalante lúc đầu cũng chỉ hy vọng thời gian nhanh trôi để kết thúc lớp những học sinh cá biệt, nhưng dần nhận ra những đứa trẻ không xấu như ông tưởng. Các em đều xuất phát điểm từ những gia đình nghèo khó. Chính sự buông bỏ của nhà trường và sự thờ ơ của gia đình đã khiến các em thấy bất an, thích làm loạn để gây sự chú ý, lâu dần trở thành thói quen xấu.

hinh 2.png
Jaime Escalante từng phải tự học tiếng Anh trong khi làm các công việc bán thời gian như rửa bát.

Không nản lòng trước những trở ngại hay vấp phải sự hoài nghi của đồng nghiệp và ban giám hiệu, Escalante bắt đầu thay đổi câu chuyện. 

Điều khiến Escalante trở nên khác biệt là phương pháp giảng dạy đầy sáng tạo của ông. Thầy tin tưởng vào việc làm cho các môn học phức tạp trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn đối với học sinh của mình. Escalante kết hợp các ví dụ thực tế, hoạt động tương tác và khiếu hài hước vào bài học của mình. Ông hiểu rằng để tiếp cận được những học sinh bị coi là “không thể dạy được”, cách tiếp cận truyền thống là không đủ. 

Quan trọng hơn, ông tìm cách cỗ vũ tâm lý học sinh. Bởi hoàn cảnh gia đình nên các em đều có phần tự ti và lòng tự trọng mạnh mẽ, khát khao được công nhận nên Escalante chuyển dạy học từ thụ động sang chủ động. Ông dán nhiều khẩu hiệu cổ vũ trong lớp và ảnh của những ngôi sao thể thao trên tường. Trước khi vào lớp, ông khuyến khích học sinh khởi động và nhảy múa như một đội cổ vũ bóng bầu dục khiến tinh thần phấn chấn, theo Journalnegroed.org.

Đến đào tạo những “lứa học sinh” đầu tiên đỗ đại học

Khi thầy Escalante dần hòa nhập với sinh viên, ông nhận thấy một thực tế rằng chưa học sinh nào được nhận vào đại học. Tâm lý phổ biến của người dân là vô vọng và khuyên thầy đừng vô ích. Tuy nhiên, Escalante đáp lại một cách đầy thuyết phục, nói rằng: "Nếu hy vọng vuột mất, hãy cho phép tôi truyền nó, vì tôi là một nhà giáo dục".

"Tôi sẽ dạy các bạn toán và đó là ngôn ngữ của các bạn. Với điều đó, các bạn sẽ thành công. Các bạn sẽ vào đại học và ngồi ở hàng đầu tiên, không phải hàng cuối vì bạn sẽ biết nhiều hơn bất kỳ ai", theo The New York Times.

hinh 3.png
“Nếu bạn giáo dục con mình như một kẻ thất bại, tương lai chắc chắn chúng sẽ thành kẻ thất bại. Nếu bạn giáo dục chúng như một người chiến thắng, tương lai trẻ sẽ trở thành người thành công", thầy giáo Jaime Escalante nói.

Escalante khuyến khích học sinh theo đuổi chương trình AP, cung cấp cho học sinh THPT những khóa học có độ khó tương đương với các môn học ở trình độ đại học.

Ở Mỹ thời điểm đó, chỉ có 2 trường mở khóa học AP và cũng thường chỉ dành cho con nhà khá giả ở các trường tư thục. Escalante đã thành lập lớp dự bị AP của riêng mình. Bất chấp sự phản đối của giáo viên và phụ huynh, ông vẫn kiên quyết, nhấn mạnh rằng tất cả học sinh đều có thể học tập với sự kiên trì và phương pháp đúng đắn.

Dành cả cuối tuần và ngày lễ, Escalante cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu, yêu cầu tăng thêm giờ vào các ngày trong tuần. Ông luôn nhắc nhở học sinh “không có nỗ lực kiên trì thì không có thiên tài” để tiếp thêm quyết tâm cho học sinh. 

Bất chấp những thách thức ban đầu, một năm sau, tất cả 18 học sinh trong lớp đã vượt qua kỳ vọng bằng cách vượt qua thành công kỳ thi AP.

Tuy nhiên, thành công “khó tin” này vấp phải sự hoài nghi từ Cơ quan Kiểm tra Giáo dục Mỹ (ETS), cơ quan nghi ngờ gian lận và hủy bỏ kết quả. Thầy Escalante đã nộp đơn xin cho các em thi lại và với sự chấp thuận của ETS, tất cả 18 học sinh đều đỗ lại và được nhận vào các trường đại học danh tiếng.

hinh 4.png
Các nhà giáo dục trên khắp thế giới được truyền cảm hứng từ câu chuyện của thầy Escalante, kết hợp các phương pháp và triết lý của ông vào phương pháp giảng dạy của riêng họ.

Bất chấp lời mời từ các tổ chức giáo dục nổi tiếng, Escalante vẫn chọn ở lại trường đã gắn bó với mình. Trong 35 năm tiếp theo, ông tiếp tục cố vấn cho hơn 400 sinh viên, hướng dẫn họ thành công tại Ivy League, MIT và Harvard. 

Năm 1988, thầy Escalante được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trao Huân chương Giáo dục Xuất sắc của Tổng thống. Tổng thống Obama nhận định "thầy Jaime đã chứng minh rằng một người đến từ đâu không nhất thiết phải xác định họ có thể đi được bao xa”.

Thành công của thầy Escalante tại trường trung học Garfield đã minh chứng rằng với sự hướng dẫn đúng đắn, ngay cả những người bị coi là “khó dạy” cũng có thể đạt được thành tựu vĩ đại. Các nhà giáo dục trên khắp thế giới tiếp tục lấy cảm hứng từ câu chuyện của ông, kết hợp các phương pháp và triết lý của ông vào phương pháp giảng dạy của riêng họ. 

Tác động của Escalante đối với giáo dục vượt qua nhiều thế hệ, cũng đóng vai trò như một lời nhắc nhở về tầm ảnh hưởng sâu sắc của một giáo viên tận tâm đối với cuộc đời của học sinh.

Tác động của sự nghiệp của Escalante đã đến được với nhiều khán giả hơn với bộ phim "Stand and Deliver" (Đứng dậy và Đi về phía trước) năm 1988. Bộ phim miêu tả những cuộc đấu tranh, chiến thắng và sự thành công đáng kinh ngạc của các học trò của ông. 

Tử Huy

Lời nói phụ huynh và nỗi day dứt suốt 37 năm của người thầy37 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ mãi trong lòng và có lẽ không bao giờ quên được lời nhắn gửi của một phụ huynh. Nó như một bài học vỡ lòng khi tôi bước chân vào nghề "gõ đầu trẻ".

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !