Toàn cảnh quy trình bầu ra Tổng thống Mỹ 2020

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Sau ngày 3/11, nước Mỹ sẽ có Tổng thống mới. Tuy nhiên trước đó có rất nhiều công đoạn diễn ra.

Theo đó, ngày 3/11/2020 tới, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 46 sẽ chính thức diễn ra để tìm người tiếp tục lãnh đạo nền kinh tế số 1 thế giới. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho đến khi trở thành Tổng thống là cả một quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn bỏ phiếu.

{keywords}
{keywords}

Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy, ngày bầu cử năm nay rơi vào 3/11.

Trong những năm đầu tiên mới thành lập nước Mỹ, ngày bầu cử Tổng thống được ấn định cho từng bang riêng biệt, vì vậy có nhiều ngày bầu cử nhưng chủ yếu đều tập trung vào tháng 11. Lý do là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ tư đầu tiên của tháng 12, mà cuộc gặp đó phải diễn ra trước ngày bầu cử 34 ngày, do đó ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11.

Việc tổ chức bầu cử trong tháng 11 còn có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước nông nghiệp thế kỷ XIX. Khi đó, việc thu hoạch mùa màng đã hoàn tất và mùa đông chưa đến nên cử tri sẽ tích cực đi bỏ phiếu hơn. Đến những năm 1840, Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên toàn nước Mỹ.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày thứ ba là bởi trước kia cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo. Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ ba để cử tri dành ngày thứ hai để đi đến địa điểm bỏ phiếu và ngày thứ tư để trở về. Đặc biệt, việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 không hề bị gián đoạn từ năm 1840 đến nay.

{keywords}
{keywords}

Sau khi hoàn tất đại hội đảng toàn quốc, mỗi đảng sẽ chọn ra một liên danh tranh cử, gồm ứng cử viên Tổng thống và ứng cử viên Phó Tổng thống. Liên danh tranh cử của hai đảng sẽ bước vào chiến dịch vận động tranh cử nước rút, trong đó các vòng tranh luận trực tiếp trên truyền hình có ý nghĩa rất quan trọng.

Hiến pháp Mỹ quy định tổng thống Mỹ phải là người sinh ra tại Mỹ, ít nhất 35 tuổi và định cư tại Mỹ ít nhất 14 năm. Ứng viên Tổng thống thường đến từ hai chính đảng gồm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Ngoài ra, còn có ứng viên đảng khác hoặc ứng viên độc lập.

{keywords}

Quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu chọn Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là tổng tuyển cử (general election).

Giai đoạn bầu cử sơ bộ:

Giai đoạn bầu cử sơ bộ là quá trình các đảng viên của các đảng lựa chọn ứng cử viên của đảng mình ra tranh cử Tổng thống, thường bắt đầu vào tháng 1 của năm bầu cử bằng các cuộc bầu cử sơ bộ tại các bang, kết thúc vào tháng 8 bằng Đại hội đại biểu toàn quốc của các đảng.

Tại các bang, cử tri các đảng bầu đại biểu của bang tham dự Đại hội đảng toàn quốc (số lượng đại biểu của từng bang do Ủy ban toàn quốc của đảng quyết định, căn cứ số lượng đảng viên và truyền thống chính trị). Phần lớn các bang hiện nay tiến hành bầu cử sơ bộ theo hình thức “phổ thông đầu phiếu”.

Tại Đại hội đảng toàn quốc, mỗi đảng sẽ chọn liên danh ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống và đề ra cương lĩnh tranh cử. Ứng cử viên độc lập hoặc của đảng thứ 3 (ngoài hai đảng lớn là Cộng hoà và Dân chủ) phải thu được chữ ký ủng hộ ra tranh cử của hàng trăm nghìn cử tri ở từng bang trong tất cả 50 bang của Mỹ mới được đưa vào danh sách ứng cử viên.

Sau khi quá trình chọn ứng cử viên hoàn tất, ứng cử viên được chọn sẽ bước vào chiến dịch quảng bá, vận động ở các bang. Ngoài ra, họ cũng thực hiện các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình để cử tri hiểu rõ quan điểm, năng lực của từng ứng cử viên.

{keywords}

Giai đoạn tổng tuyển cử:

Đây là giai đoạn bầu chọn Tổng thống và Phó Tổng thống từ danh sách ứng cử viên. Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ không do công dân trực tiếp bầu ra, mà được bầu gián tiếp qua các đại cử tri (electors).

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ không áp dụng hình thức tổng tuyển cử, tức người dân bầu trực tiếp cho Tổng thống, mà “ủy quyền” cho các đại cử tri, những người trực tiếp chọn ứng viên theo kết quả phiếu phổ thông của bang. Điều này có nghĩa là, người dân Mỹ không trực tiếp bầu Tổng thống mà họ dùng lá phiếu của họ (gọi là phiếu phổ thông) để chọn ra các “đại cử tri” trong bang, những người ủng hộ ứng cử viên mà họ muốn trở thành Tổng thống. Đây gọi là quy trình bầu cử tri đoàn.

Trong tổng số 50 bang của Mỹ, mỗi bang sẽ được trao một số đại cử tri nhất định, phân bổ dựa trên quy mô dân số của mỗi bang, tương ứng số ghế trong Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Hiện Hạ viện Mỹ bao gồm 435 ghế, Thượng viện gồm 100 ghế. Riêng Quận Columbia không có đại diện tại Quốc hội nhưng được bầu 3 đại cử tri. Như vậy, tổng số đại cử tri tương ứng sẽ là 538.

Để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thì ứng cử viên phải giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri. Với hệ thống bầu cử như vậy, người ta thường có thể xác định được kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngay sau các cuộc bỏ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, do kết quả bầu Tổng thống Mỹ tùy thuộc vào số phiếu đại cử tri mà mỗi ứng cử viên Tổng thống thu được, nên điều này cũng có thể dẫn đến khả năng ứng cử viên dù giành được nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng vẫn thua vì không giành được nhiều hơn phiếu đại cử tri.

Thực tế trên cho thấy, chế độ bầu cử thông qua đại cử tri ở Mỹ có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ. Như vậy, khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế hơn về phiếu bầu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình giành phần thắng.

{keywords}
{keywords}

Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:

Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang, tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.

Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang. Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

{keywords}

Kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản - một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử Tổng thống.

{keywords}
{keywords}

Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người. Tuy nhiên, trong trường hợp bầu Tổng thống như thế này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu (số đại biểu quy định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang).

Người có số phiếu bầu cao nhất cho chức vụ Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định. Nếu không có ai đạt được đa số phiếu thì Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó Tổng thống. Số Thượng nghị sỹ cần thiết cho cuộc bầu này là không ít hơn 2/3 của tổng số Thượng nghị sỹ.

{keywords}

Ứng viên Tổng thống nhận được nhiều đầu phiếu phổ thông chưa chắc đã trở thành Tổng thống vì người dân Mỹ không trực tiếp bầu Tổng thống, thay vào đó là một cử tri đoàn gồm các đại cử tri bỏ phiếu.

Có tất cả 538 phiếu đại cử tri. Mỗi bang có một số lượng đại cử tri nhất định dựa trên quy mô dân số, tương ứng số đại diện họ có trong 435 ghế hạ viện và 100 ghế thượng viện. Ba đại cử tri còn lại đến từ thủ đô Washington. Đại cử tri thường bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông của bang mình đại diện. Tuy nhiên, không có quy định nào trong hiến pháp hay luật liên bang Mỹ bắt buộc các đại cử tri phải làm vậy. Những người không bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông được gọi là “đại cử tri bất tuân”, trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Tổng thống đắc cử dự kiến làm lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

{keywords}

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !