TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Những ngày qua, nhiều clip “hướng nghiệp” với chủ đề "những bằng đại học vô dụng nhất”, thu hút đến hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Những ngành học như: Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự, bị các tiktoker liệt kê là những ngành có bằng đại học vô dụng nhất. Các cá nhân đăng tải những clip này khuyên các bạn trẻ không nên đăng ký học những ngành này.

 

(Ảnh chụp màn hình)


Việc xuất hiện nhiều clip hướng nghiệp với chủ đề "Những bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam" gây nhiều tranh cãi và gây hoang mang khi mùa tuyển sinh đại học đã cận kề.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng, tiktok là kênh dành cho trải nghiệm cá nhân chứ không phải quảng bá thương hiệu nhà trường. Vì vậy, các clip được lên xu hướng phần lớn của cá nhân và những người làm clip thường tuyên truyền việc tuyển sinh "bậy bạ".

“Những người này thường hay diễn giải về ngành nghề nhưng không biết về ngành nghề học như thế nào? Học ra trường để làm gì? Học có khó khăn hay không? Do vậy, việc các tiktoker nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ follow sẽ gây ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của thí sinh”- ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, các tiktoker có thể nói đúng trong một vài trường hợp chứ không phải đúng cho tất cả. Nhưng suy nghĩ của người trẻ hiện nay là "chắc tiktoker đã nói là đúng", nên gây ra sự hiểu lầm khi lựa chọn ngành nghề.

Ông Sơn lo ngại những clip như vậy sẽ làm cho các bạn trẻ lung lay, thậm chí dẫn tới việc không học, không đi làm việc.

“Nói các ngành học trên "vô dụng” là sai. Học ngành gì cũng phải bỏ công sức để có kiến thức và kinh nghiệm sẽ tốt hơn nhiều so với việc không học. Không học không có kiến thức và kinh nghiệm, những người thành công thường học tập đàng hoàng hoặc phải bỏ công sức rất nhiều cộng với chút may mắn”- ông Sơn nói.

Bà Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, cho rằng, ở khía cạnh hướng nghiệp, định hướng ngành nghề cho học sinh, nhà trường sẽ căn cứ vào những thống kê trong đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm để đánh giá các xu hướng nghề nghiệp phù hợp.

“Là trường có đào tạo các ngành này, chúng tôi cũng mong muốn các chuyên gia, cá nhân có nhận định, chia sẻ về xu hướng ngành nghề, định hướng công việc một cách tổng thể, mang tính định hướng cho các bạn trẻ nhiều hơn, từ đó có thể làm rõ những cốt lõi, bản chất của vấn đề, không nên chia sẻ, trao đổi chung chung hay cá nhân hóa để làm ảnh hưởng đến định hướng tương lai lâu dài của một con người”- bà Bích nói.

Theo bà Bích, các trường đại học, cao đẳng, kể cả trung cấp khi đào tạo một học sinh, sinh viên, mục tiêu hướng đến là mang đến cho người học kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, thực nghiệp khi ra trường.

Việc người học tiếp cận khối kiến thức, khả năng thực hành mà trường, đơn vị đào tạo sẽ là nỗ lực không ngừng nghỉ ở mỗi cá nhân. Vì vậy nếu đánh giá ngành học, nghề học nào đó “vô dụng” chúng ta đang đánh giá chưa tích cực ở cả hai chiều, người học và cơ sở đào tạo.

Lê Huyền

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !