Tiêu chuẩn GS,PGS: Tôi cực lực phản đối "quốc tế hóa" kiểu “thầy bói xem voi”

"Con đường mà chúng ta nên lựa chọn là tạo ra sản phẩm khoa học mang tầm cỡ quốc tế thu hút mối quan tâm của khoa học quốc tế chứ không phải chỉ nhăm nhăm mang sản phẩm của chúng ta công bố ra bên ngoài, cầu cạnh để được thừa nhận"

Hãy thí điểm tự phong GS, PGS tại các cơ sở đào tạo uy tín

Góp ý về dự thảo những tiêu chuẩn về bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư (PGS) và giáo sư (GS),  GS Trần Ngọc Vương – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Những quy định về bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Hơn ai hết, chúng ta phải là người thay đổi, mới mong nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS.

Tiêu chuẩn GS,PGS: Tôi cực lực phản đối

GS Trần Ngọc Vương – ĐH Quốc gia Hà Nội (ảnh:thanhnien)

Theo quan điểm của cá nhân tôi, chức danh GS, PGS phải gắn liền với các cơ sở đào tạo cụ thể. Không thể để tình trạng người không làm việc trong lĩnh vực giáo dục cũng được gọi là GS.

Mấy năm lại đây, công việc bổ nhiệm đi liền sau việc công nhận đủ tiêu chuẩn đã giúp các chức danh tăng thêm ý nghĩa thực chất, nhưng nhìn trên toàn cục, vẫn mang tính đối phó nhiều hơn. Không nên làm thêm chức năng của Hội đồng thi đua và khen thưởng!

Theo thống kê cho thấy số lượng tiến sĩ thực sự làm việc trong ngành giáo dục chỉ chiếm trên dưới 30% tổng số tiến sĩ, chắc tỷ lệ giáo sư và phó và giáo sư cũng thế. Tôi nghĩ, đào tạo nhiều mà không sử dụng đúng nội dung bằng cấp, đó là một sự lãng phí, nặng nề hơn, đó là sự gian lận!

Theo tôi được biết, trên thế giới có rất ít quốc gia quản lý và chi phối việc phong chức danh PGS hay GS cho những người làm việc tại các cơ sở đào tạo, nói khác, rất ít quốc gia có sự tồn tại của “Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước” với cung cách hoạt động như ở ta.

Vì thế, từng bước một nhưng phải gấp rút, chúng ta nên giao cho các cơ sở đào tạo quyền quyết định tối hậu đối với các chức danh đó. Việc giao cho các trường được phép phong chức danh là việc tất yếu mà chúng ta phải làm nhưng quan trọng là lộ trình thế nào.

Việc xác định những cơ sở đào tạo nào đủ điều kiện để xét chọn các chức danh giáo dục và đào tạo cao nhất này gắn bó chặt chẽ với việc phân tầng đại học. Trong ngắn hạn, có thể xuất hiện bất công cục bộ nhưng về dài hạn tôi tin việc phân tầng Đại học sẽ có tác động tích cực nhiều mặt đối với nền giáo dục nói chung và việc xác lập cơ sở, điều kiện để phong các chức danh giáo dục và đào tạo nói riêng.

Bởi lẽ, chúng ta đã từng bước giao cho các trường quyền tự chủ rồi và tôi tin trong lộ trình ấy bản thân các trường phải nỗ lực để giữ “giá” cho riêng mình. Điều này thôi thúc các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ.

Ở Việt Nam vẫn còn tồn tại quan niệm chuộng trường công hơn trường tư, nhưng theo tôi để giáo dục phát triển chúng ta phải có đầu tư thực sự cho hệ thống các trường công nào mang tính trọng điểm hơn.

Và về mặt chính sách quản lý nhà nước, phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đại học tư có tiềm năng phát triển thật nhanh. Đầu tư về quy mô, tính chất, đội ngũ giảng viên và đương nhiên đội ngũ giảng viên phải đáp ứng  những yêu cầu cao thực sự.

Hiện nay, chúng ta có hai Đại học Quốc gia là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nếu xét trong hệ thống trường công thì đấy phải là những  “ngôi sao sáng”.

Vì thế, nếu giao quyền quyết định bổ nhiệm học hàm theo trường thì GS ở ĐH Quốc gia sẽ phải khác với GS ở các nơi khác, nếu cần “thí điểm” thì nên thí điểm trước hết ở hai cơ sở lớn này!Cũng nên có sự lựa chọn thí điểm ở một hay một vài đại học tư thục có “đẳng cấp”.

Điều này chúng ta có thể làm trong tầm tay. Bởi lẽ, ĐH Quốc gia được quyền công nhận tiến sĩ thì theo tôi có thể bổ nhiệm chức danh giáo sư. Tuy nhiên, để làm được điều này, Bộ GD&ĐT phải nhanh chóng đưa ra phân tầng các cơ sở đào tạo để xác định xem ĐH nào có quyền phong giáo sư và ĐH nào không có quyền phong chức danh này.

Tiêu chuẩn GS,PGS: Tôi cực lực phản đối

Số liệu giáo sư và phó giáo sư đã được công nhận ở nước ta từ năm 2011 - 2016 và Tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta từ năm 1980 - 2015 (Nguồn: Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước) - Đồ họa: N.KH. Theo Báo Tuổi trẻ

Tôi rất thất vọng vì trước đó Chính phủ đưa  ra khung trình độ quốc gia nhưng lại không phản ánh việc phân tầng ĐH dẫn đến tiến sĩ của chúng ta đều là “tiến sĩ quốc gia”, mọi giáo sư hay phó giáo sư đều là “danh hiệu quốc gia”! Làm tiến sĩ, được bổ nhiệm chức danh ở cơ sở đào tạo có uy tín hay không có uy tín cũng như nhau.

Điều này dẫn đến bất công và không kích thích được nỗ lực của các cá nhân. Ở các nước phát triển người ta cũng công nhận học vị theo cơ sở đào tạo. Ví như ở Pháp hay ở Đức có danh hiệu tiến sĩ quốc gia và tiến sĩ theo các cơ sở đào tạo”.

Đừng để diễn ra tình trạng xin-cho giờ dạy

GS Trần Ngọc Vương cũng cho biết thêm: “Tiêu chuẩn về phong GS, PGS có quy định về số giờ giảng dạy trong 3 năm cuối, nhưng bất cập ở chỗ từ yêu cầu chính đáng này lại dẫn đến tình trạng nhiều ứng viên chạy giờ dạy, giảng viên thỉnh giảng xin giờ dạy ở các cơ sở đào tạo, xin xác nhận “sử dụng tài liệu” cũng theo đó mà trở nên phổ biến.

Trong khi đó, không cơ quan nào đứng ra kiểm tra, thanh tra với các cơ sở và các hồ sơ. Trong khi phía các trường chỉ cần xác nhận ứng viên có tham gia giảng dạy mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Điều đó, dẫn đến cơ chế xin cho giờ dạy diễn ra phổ biến.

Để khắc phục tình trạng này tôi nghĩ đội ngũ thanh tra giáo dục đào tạo, và nếu cần thiết, thanh tra nhà nước cần vào cuộc để kiểm tra chặt chẽ. Nếu phát hiện sai phạm thì cả ứng viên và cả cơ sở đào tạo đều phải chịu trách nhiệm. Không thể “khoán” việc này cho các Hội đồng hay các thành viên của các hội đồng xét duyệt được.

Tại sao Việt Nam không phải là nơi công bố bài báo khoa học tầm quốc tế?

Tiếp đó là yêu cầu về chất lượng: Tôi nhiệt liệt ủng hộ việc quốc tế hóa các sản phẩm nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, nhưng cũng cực lực phản đối lối “quốc tế hóa” kiểu “thầy bói xem voi” như đang được đề xuất!

Việc yêu cầu các ứng viên cho cả học hàm và học vị phải có công bố quốc tế đang diễn ra một cách vô lối. Cụ thể, quy định yêu cầu các ứng viên phải có công bố khoa học ở hai tạp chí quốc tế là ISI (Viện thông tin khoa học của Công ty Thomson có trụ sở tại Mỹ) và tạp chí Scopus (cơ sở dữ kiện của tập đoàn xuất bản Elsevier ở Hà Lan) là chưa hợp lý.

Bởi lẽ, đây là hai tổ chức công bố khoa học phi chính phủ, bị nhiều tạp chí quốc tế không thừa nhận giá trị, thậm chí bị yêu cầu cho ra khỏi các thống kê khoa học nghiêm túc.

Trong khi có nhiều công trình khoa học mang tính lịch sử, văn hóa có ý nghĩa với Việt Nam sẽ không bao giờ được đăng trên hai tạp chí trên vì các cơ sở ấy không quan tâm đến những chủ đề này. Điều đó dẫn đến hệ quả nhiều nhà khoa học có những công trình có giá trị sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh sách.

Ngoài ra, mảng khoa học xã hội và nhân văn khó có công bố quốc tế là điều có thể hình dung được. Câu hỏi “Có còn hay không đường biên giới trong khoa học hiện nay” chắc dễ trả lời thôi!

Hơn nữa, chúng ta cũng nên chú ý đến vấn đề tạo ra công bố quốc tế của chính mình , cho chính mình, chẳng hạn, có thể coi hội thảo quốc tế về Việt Nam học là công bố quốc tế, nơi các nhà khoa học Việt Nam công bố những nghiên cứu về chính mình cho thế giới biết.

Con đường mà chúng ta nên lựa chọn là tạo ra sản phẩm khoa học mang tầm cỡ quốc tế thu hút mối quan tâm của khoa học quốc tế chứ không phải chỉ nhăm nhăm mang sản phẩm của chúng ta công bố ra bên ngoài, cầu cạnh để được thừa nhận!

Một số ngành “mũi nhọn”, “có đẳng cấp quốc tế”,  chẳng hạn Viện Toán học có những nhà khoa học nổi tiếng, có cả Viện Toán cao cấp, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này.

Tôi nghĩ, để nâng cao chất lượng đội ngũ GS cũng như PGS chúng ta nên thay đổi một số quy định cứng nhắc  áp dụng cho mọi đối tượng, mọi lĩnh vực.

Đòi hỏi “thành thạo ngoại ngữ trong chuyên môn” đối với các khoa học khác nhau chắc chắn là tạo ra áp lực, tạo ra những thách thức rất khác nhau trong các khoa học khác nhau, và giữa các khoa học tự nhiên – công nghệ với các khoa học xã hội nhân văn càng là những sự khác biệt rất lớn.

Việc dịch những sáng tạo phẩm của tâm hồn và tinh thần, cho dẫu từ một ngôn ngữ “láng giềng” sang một ngôn ngữ “láng giềng” khác, đã khiến bao nhiêu dịch giả xuất sắc trên thế giới “vò đầu bứt tai”, chắc chắn khác việc dịch và lĩnh hội những sáng tạo phẩm thuộc lĩnh vực tự nhiên và công nghệ!

Năng lực sử dụng ngoại ngữ hãy cứ là đòi hỏi bắt buộc đối với các ứng viên cho học vị tiến sĩ, các ứng viên cho các chức danh giáo sư và phó giáo sư, nhưng cần cụ thể hóa hơn nhiều nữa để cho các quy định, các tiêu chí, tiêu chuẩn như vậy không trở thành “vô kế khả thi” rồi rốt cuộc “đề ra rồi để đấy”!

Hoàng Thanh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !