Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ cần tránh 'hội chứng ngất dây chuyền'

Các chuyên gia cho rằng tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em khác với người lớn, trẻ em có thể sợ hãi, la hét, không hợp tác khi tiêm, vì vậy, cần chuẩn bị kỹ tư tưởng trước khi cho trẻ đi tiêm để tránh 'hội chứng ngất dây chuyền'

Xử lý phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ như thế nào?

Xử lý phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ như thế nào?

Trước khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ được khám sàng lọc. Phụ huynh cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Những ngày qua, gia đình chị Hà Ngọc V. (quận 8, TP.HCM) nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm lớp con chị về việc đăng ký cho con tiêm vắc xin. Chị V. đã từ chối vì lo ngại tác dụng phụ của vắc xin với con. Hơn nữa, con chị V. mới 14 tuổi đang tuổi phát triển, chị có tâm lý e dè vắc xin. Nhà trường đã gửi đường link in phiếu tiêm và phụ huynh xác nhận đồng ý tiêm nhưng chị V. vẫn chưa thực hiện điều đó.

Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh cũng lo ngại việc tiêm vắc xin cho con mình vì sợ vắc xin Covid-19 vẫn còn quá mới, chưa biết 3, 4 năm sau tác dụng như thế nào.

Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng trường đại học Y Dược TP.HCM, tâm lý của phụ huynh lo ngại việc tiêm vắc xin có thể đúng.

PGS Dũng cho rằng không nên bắt buộc phải tiêm vắc xin, nên cho phụ huynh tự đăng ký. Ngoài ra, tiêm vắc xin cho trẻ khác với người lớn. Trẻ có thể sợ hãi la hét, tâm lý lo lắng rất dễ gây 'hội chứng ngất dây chuyền', điều này đã xảy ra ở 1 số điểm tiêm vắc xin Covid-19 cho người lớn vì mọi người quá lo lắng dẫn đến hội chứng “sợ vắc xin” và có người sợ hãi ngất.

TS BS Nguyễn Huy Luân – Trưởng Đơn vị tiêm chủng, BV Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho rằng, trong giai đoạn này có thể để phụ huynh tự nguyện đăng ký tiêm vắc xin cho con trước giống như các quốc gia khác trên thế giới (Anh) cho tiêm đối tượng trẻ có bệnh lý, thừa cân béo phì mà không bắt buộc “thẻ xanh tiêm chủng” cho đối tượng trẻ em.
 
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trẻ em nhiễm Covid-19 thường nhẹ hơn người lớn nhưng trong thời gian qua BV Nhi đồng Thành phố vẫn tiếp nhận nhiều ca bệnh nhân Covid-19 bị nặng, trẻ phải thở máy, suy đa tạng, ECMO.
 
Trẻ cần tiêm vắc xin vì khi trẻ đi học nếu mắc Covid-19 không có triệu chứng thì có thể lây cho các bạn trong lớp và lây cho gia đình. Dù người lớn đã tiêm 2 mũi vắc xin nhưng khả năng mắc vẫn cao. 

{keywords}
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ tại Củ Chi, TP.HCM. 

Khi tiêm vắc xin cho trẻ em, bác sĩ Tiến lưu ý đối với trẻ em cũng cần áp dụng như người lớn nhưng lưu ý trẻ em không thể quyết định được việc tiêm chủng, trẻ không rõ các vấn đề liên quan tới tiêm chủng vì vậy trẻ phải có người giám hộ để quyết định con em mình được tiêm chủng. Người lớn có trách nhiệm thông báo cho nhân viên y tế trẻ có bệnh gì không.

Nếu tiêm cho trẻ em có xảy ra tai biến gì đó có thể gây ảnh hưởng cho nhóm đối tượng này, vì vậy, cha mẹ, người giám hộ phải cung cấp đủ thông tin sức khoẻ của trẻ cho nhân viên y tế. 

Ngoài ra, trẻ em đi tiêm cần phải kiểm soát trẻ chặt chẽ vì trẻ có tâm lý hiếu động có thể tranh thủ tụ tập nhiều hơn. Vì vậy, điểm tiêm chủng phải tổ chức thật tốt tránh hiện tượng ồn ào ở điểm tiêm chủng.

Hiện tượng 'ngất dây chuyền' là biểu hiện tương đối nhiều ở trẻ. Theo BS Tiến chỉ cần trẻ có thay đổi về tâm lý, hốt hoảng, sợ hãi thì có thể ngất. Các trẻ khác sẽ có biểu hiện tương ứng đi theo vì vậy các nhà chuyên môn phải phối hợp với chuyên gia tâm lý cho trẻ theo dõi ở một điểm có giáo viên hoặc phụ huynh tạo tâm lý tốt với các cháu. 

Việc sàng lọc tiền sử bệnh mãn tính, bệnh đi kèm của trẻ phải sàng lọc thật kỹ để chọn lọc đối tượng nào được tiêm tại cộng đồng hay tiêm tại bệnh viện.
 
4 bước chuẩn bị khi đi tiêm

Sau khi có văn bản số 4243/PAS-KSBT của Viện Pasteur TP.HCM vào chiều ngày 26/10/2021 hướng dẫn về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, TP.HCM đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi kể từ ngày 27/10, với Quận 1 và huyện Củ Chi là 2 địa phương được chọn tổ chức tiêm đầu tiên.

Các điểm tiêm phải chuẩn bị phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện, với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao.

Học sinh sau tiêm phải được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút, trước khi ra về được cấp giấy xác nhận tiêm chủng cùng với hướng dẫn theo dõi tại nhà, trong đó có thông tin số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ khi cần.

Sở Y tế cũng yêu cầu đơn vị y tế phải phân công nhân sự trực 24/7 để tiếp nhận thông tin phản ứng sau tiêm từ gia đình học sinh và hướng dẫn xử lý kịp thời.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị trước cho trẻ khi đi tiêm chủng. Các bước chuẩn bị như giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vắc xin, cho trẻ ăn đầy đủ, mặc áo ngắn tay, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm.

K.Chi  

Các lý do cần tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Các lý do cần tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, từ ngày 27/10, Quận 1 và huyện Củ Chi sẽ khởi động tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em, sau đó là toàn TP.HCM.

Kháng thể thấp sau 3 tuần tiêm mũi vắc xin thứ 2 có đáng lo?

Kháng thể thấp sau 3 tuần tiêm mũi vắc xin thứ 2 có đáng lo?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, ông liên tục nhận được các cuộc điện thoại hỏi về việc kháng thể sau nhiễm Covid-19 rồi kháng thể sau tiêm vắc xin thấp có đáng lo không

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !