Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Theo Bloomberg, châu Âu có nguy cơ không có khí đốt trong hai tháng tới do băng giá và tình trạng thiếu nhiên liệu trong các kho chứa.

Cụ thể, điều kiện tiên quyết cho sự thâm hụt là giảm sản lượng khí đốt tự nhiên và không có thêm nguồn cung cấp mới.

“Còn hai tháng lạnh nhất của mùa đông nữa và có những lo ngại rằng châu Âu có thể cạn kiệt khí đốt”, Bloomberg viết.

Ông Massimo Di Odoardo, Phó Chủ tịch của bộ phận nghiên cứu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt toàn cầu tại Wood Mackenzie nhận định: “Không hoàn toàn rõ ràng làm thế nào để đạt được mức dự trữ khí cần thiết trong các cơ sở lưu trữ mà không có nguồn cung cấp bổ sung từ Nga thông qua Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) hoặc các tuyến đường hiện có”.

Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, mùa đông lạnh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng cao. Ông chỉ ra rằng Ủy ban châu Âu đang “có chủ đích” khi từ bỏ các hợp đồng dài hạn để chuyển sang các hợp đồng giao ngay.

{keywords}
 OPEC+ có thể phải thay đổi cách giải quyết nếu căng thẳng giữa phương Tây và Nga tiếp tục diễn ra. (Ảnh: Reuters)

Kết quả là vào mùa hè, các nước châu Âu phải đối mặt với tình trạng không lấp đầy được các kho chứa, đến mùa đông do nhiệt độ xuống thấp nên thời gian bơm vào các kho chứa ngầm giảm đi 3 tuần.

Dự trữ khí đốt ở châu Âu đã cạn kiệt sau khi nhà cung cấp của Nga ngừng cung cấp thêm năng lực vận chuyển khí đốt qua đường ống dẫn khí Yamal-Europe tới Đức từ ngày 21/12/2021.

Theo Gazprom, châu Âu không thể tự đưa ra giá cho thị trường. Do nguồn cung bị đóng băng, giá khí đốt ở châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử vượt 2.150 USD/nghìn mét khối.

Các chuyên gia cho rằng, sự gia tăng chi phí là do một số yếu tố như: tỷ lệ lấp đầy của các kho chứa ngầm ở châu Âu thấp, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp lớn và nhu cầu cao về khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á .

Giờ đây, tâm trạng của những người tham gia thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và sự không chắc chắn của việc ra mắt Nord Stream 2. Cả hai đường ống hiện nay đều được nạp khí kỹ thuật và sẵn sàng vận hành, tuy nhiên theo dự kiến, phải đến nửa cuối năm nay dự án mới có thể vận hành.

Châu Âu đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt vào năm 2022

Theo ông Sebastian Bleschke, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà khai thác kho chứa khí đốt của Đức (INES), châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu khí nghiêm trọng vào năm 2022.

Theo ông Bleschke, trung bình các cơ sở lưu trữ ở châu Âu chỉ đầy 56%. Ông Bleschke lưu ý rằng, con số này thấp hơn 15 điểm phần trăm so với mức trung bình của 10 năm.

“Với hai tháng mùa đông lạnh nhất sắp tới, có những lo ngại rằng châu Âu có thể cạn kiệt khí đốt”, ông Bleschke nói.

Ngoài ra, ông Bleschke cảnh báo, trong trường hợp Nga không thể cung cấp khí đốt các kho dự trữ có thể giảm tới 15% vào cuối tháng Ba.

“Một số người nói rằng cuộc khủng hoảng có thể kéo dài đến năm 2025, khi làn sóng tiếp theo của các dự án LNG của Mỹ sẽ bắt đầu được vận chuyển ra thị trường toàn cầu”, ông Bleschke nói thêm.

OPEC+ đồng ý tăng sản lượng, Nhà Trắng lập tức phản ứng

Mới đây, Bộ trưởng các nước Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh (OPEC+) đã nhất trí tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 2 thêm 400 nghìn thùng/ngày.

Các nước xuất khẩu dầu đã đi đến quyết định dựa trên thực tế là thị trường hàng hóa đang cân bằng. Đồng thời, dự kiến ​​sau quý đầu tiên của năm 2022, trữ lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ bắt đầu tăng trưởng. Theo thông cáo, các bộ trưởng OPEC+ cũng đã gia hạn kế hoạch bù đắp cho việc sản xuất dầu cho đến cuối tháng 6.

Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, Mỹ hoan nghênh về quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC+.

Bà Psaki lưu ý rằng, cùng với việc Mỹ quyết định giải phóng nguyên liệu thô khỏi nguồn dự trữ chiến lược, hành động của các nước xuất khẩu dầu sẽ giúp phục hồi nền kinh tế.

Thanh Bình (lược dịch)

Nord Stream 2 sẽ làm giảm giá khí đốt ở châu Âu

Nord Stream 2 sẽ làm giảm giá khí đốt ở châu Âu

Các chuyên gia được hãng tin RIA phỏng vấn cho rằng, việc đưa đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vào vận hành sớm cùng với sự gia tăng nguồn cung từ Nga có thể làm giảm giá khí đốt ở châu Âu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !