Thực hư bài thuốc "Lục vị thần tiên"

Thuốc "lục vị thần tiên" ăn khỏe, ngủ ngon, hết mệt, khỏi đau, béo nhanh, trẻ lại, đẹp lão, trường thọ. Thực hư ra sao?

Thực hư bài thuốc "Lục vị thần tiên"

Không có bằng vẫn ngang nhiên chữa bệnh

Gần đây, nhiều gia đình ở quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân (Hà Nội) khi về đến nhà bất ngờ nhận được một tờ quảng cáo đính ngay ở cửa với nội dung: Thuốc lục vị thần tiên ăn khỏe, ngủ ngon, hết mệt, khỏi đau, béo nhanh, trẻ lại, đẹp lão, trường thọ.

Chúng tôi tìm tới “cơ sở khám chữa bệnh của bà Kiệm” - được giới thiệu trong mẩu quảng cáo có địa chỉ tại Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Không quá khó để tìm ra địa chỉ này vì khi hỏi thăm đường vào cơ sở, bất kì ai trong khu vực đều nhiệt tình hướng dẫn, chỉ đường cho khách. Ngồi uống nước ngay gần nhà cơ sở khám chữa bệnh, bà bán nước khi được phóng viên dò hỏi, “nổ”: Có nhiều người tìm đến khám chữa bệnh tại đó lắm. Nghe nói “bác sĩ” cũng làm ở một bệnh viện có tiếng cấp Trung ương gì đó nên người bệnh tìm đến khám đông.

Thực hư bài thuốc `Lục vị thần tiên`

Tờ rơi quảng cáo và 6 vị "thuốc tiên"

Vào khu vực sân của ngôi nhà - được cho là cơ sở khám - gặp người đàn ông mặc áo phông màu trắng, khoảng 45-46 tuổi. Khoảng vài phút sau ông này ra tiếp chúng tôi và bắt đầu tìm hiểu thông tin của người bệnh. Không giới thiệu gì về mình, người đàn ông này chỉ nhìn trước, ngó sau rồi hỏi ai bị đau, định khám gì, tôi lấy lý do mình bị đau cột sống lưng đã chữa nhiều nơi không khỏi. Người đàn ông này quay ra bảo tôi đi theo mình vào phòng trong để khám.

Sau khoảng 1 phút sờ nắn, ông này bắt đầu quay ra bật một chiếc đèn bàn để bên cạnh (chiếc đèn có công suất mạnh) chiếu thẳng vào phần lưng của người bệnh. Trước câu hỏi, sao phải dùng đèn làm gì thì ông này giải thích: Đó là chiếu để làm cho mềm da mới chữa được bệnh. Mặc dù bị nóng nhưng tôi vẫn phải chịu đựng để được “thưởng thức”. Cứ vậy, vừa đèn nóng rọi vào lưng cùng đôi bàn tay ấn ấn, day day, ông bắt đầu bật mí: “Mình làm ở Khoa Đông y của một bệnh viện lớn gần đây, do cơ chế chán nên mình làm kiểu bán thời gian.

Ông bác sĩ cho biết, một tuần 2 lần đến bệnh viện vào thứ 2 và thứ 6 để họp giao ban, xong rồi thì lại về nhà khám bệnh cho người dân. Lương mình chỉ hưởng 50%, số còn lại để lại khoa làm quỹ nhằm tránh dị nghị”. Khi tôi đặt câu hỏi, anh học Đông y ở đâu và về bệnh viện làm việc bao lâu rồi thì ông này lập lờ: “Mình học Đông y, về làm ở bệnh viện cũng lâu rồi”.

Tôi tiếp tục “bồi” tiếp: Khoa Đông y của bệnh viện chắc ít bệnh nhân? “Đông chứ, làm không hết việc?! Chỉ kịp hỏi đến đó, ông này nói: Xong rồi đấy, cậu xuống dưới đứng thẳng lên rồi cúi xuống sẽ thấy khỏi. Tôi giả bộ làm theo và cho biết hết đau rồi, lúc nãy thấy đau, bây giờ lại không thấy thì “thầy” chỉ mỉm cười… bí ẩn!

Sau “màn chữa bệnh”, ông này ngồi vào bàn ghi lại tên tuổi, địa chỉ của bệnh nhân rồi đưa ra 2 gói thuốc bảo tôi lấy về uống, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Cầm gói thuốc trên tay không thấy bất kì thông tin chứng minh gì về nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, liều lượng của thuốc, tôi tỏ ý phân vân thì ông này nói: “Yên tâm, thuốc do nhà làm ra, đây là vị thuốc Đông Tây y kết hợp rất có lợi cho điều trị bệnh. Cứ lấy về uống, có gì lại đến đây”?! Sau màn “khám” ấy, tôi phải nộp 100.000 đồng.

Tìm hiểu thêm về ông bác sĩ tự xưng đang công tác tại Khoa Đông y của một bệnh viện lớn trên địa bàn, chúng tôi đã rà soát và không tìm thấy vị bác sĩ nào có tên như vậy đang công tác tại Khoa Đông y. Quay trở lại ngôi nhà mà chúng tôi vừa khám, tìm hiểu hàng xóm thì mới vỡ lẽ, vị “bác sĩ” nam kia tên là Lã Quyết Thắng. Ông Thắng không học qua bất kì một trường lớp nào về chuyên ngành Đông y, thế nhưng hằng ngày vẫn thực hiện khám chữa bệnh cho người dân?!

“Thần tiên” đến đâu?

Trở lại với tờ rơi quảng cáo bài thuốc có 6 vị “thuốc tiên” trong gói thuốc mà vị “bác sĩ” đã đưa cho tôi với khả năng chữa trị được những loại bệnh nguy hiểm như liệt nửa người, méo mồm, chấn thương, đau răng, loét miệng. Theo nội dung của tờ rơi này chữa được rất nhiều bệnh như: đau người, mệt mỏi, đau xương, viêm đa khớp cấp mạn tính, đau 320 cơ, 360 khớp, đau đầu, cổ, vai, gối, lưng, thoái hoá, gai đôi, vôi hóa, gù… (sử dụng “thuốc tiên” sẽ cho kết quả đều, nhẹ sau vài giờ hoặc vài ngày uống thuốc. Hết thuốc có thể lại đau là chưa hết gốc bệnh, cần uống một vài bữa nữa lại khỏi, hằng tháng, năm nhắc lại vài lần...). Thuốc còn điều trị đau thần kinh toạ, liệt nửa người, méo mồm, chấn thương, rối loạn kinh nguyệt, chậm đẻ, đái buốt, đái đục, viêm tuyến tiền liệt. Đặc biệt, các bệnh ngoài da càng thần hiệu hơn khi bớt ngứa nhanh, nấm tóc, nấm móng, chàm hoá, viêm da thần kinh, ngứa toàn thân, dị ứng, tổ đỉa, lang ben, bạch biến, vảy nến, sẹo lồi, dị ứng, lupus, gút…

Tiếp xúc với một bệnh nhân (đề nghị giấu tên ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Do bị viêm xoang mạn tính, chữa nhiều nơi không khỏi và do tâm lý “có bệnh vái tứ phương” nên khi được người quen giới thiệu anh đã tìm tới “cơ sở khám chữa bệnh của bà Kiệm” tại huyện Thanh Trì để khám. Sau khi khám, được người ở đây đưa cho 4 túi thuốc (bên trong có 6 gói thuốc nhỏ với đầy đủ màu sắc xanh, trắng, đỏ…, với tổng tiền khám và tiền thuốc mất hơn 400 nghìn đồng) bảo mang về uống theo tờ giấy hướng dẫn. Thế nhưng, mới uống được 2 ngày, người bệnh cảm thấy người mệt mỏi, luôn trong trạng thái lơ mơ, cả ngày buồn ngủ nên anh sợ quá không dám uống theo chỉ dẫn nữa.

Phản ánh về hoạt động của phòng khám này đến Phòng y tế huyện Thanh Trì, ông Đinh Ngọc Hồng, Phó trưởng phòng Y tế đã yêu cầu Tổ Y tế - Văn hóa xã hội của xã Vạn Phúc tiến hành kiểm tra thông tin và bước đầu khẳng định, cơ sở khám chữa bệnh nói trên không hề có biển hiệu theo quy định, cũng không đăng ký hành nghề và không có giấy phép đủ điều kiện hành nghề y dược tư nhân do cơ quan nhà nước cấp.

Theo SKĐS

Theo SKĐS

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !